Đau bụng kinh là một vấn đề mà khá nhiều chị em nào cũng lo lắng mỗi khi tới tháng. Chính vì lý do đó mà nhiều bạn đã tìm đủ mọi cách để cải thiện tình trạng này tại nhà. Gần đây, các chị em truyền tai nhau mẹo giảm đau bụng kinh bằng sữa chua. Vậy đau bụng kinh có nên ăn sữa chua không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để có được câu trả lời.
Mục lục
1. Tại sao chị em phụ nữ thường hay đau bụng kinh khi đến kỳ kinh nguyệt?
Đau bụng kinh là những cơn đau liên hồi, co thắt ở phần bụng dưới và thường xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cơn đau này ở mỗi người sẽ khác nhau, có người cảm thấy cơn đau này chỉ hơi khó chịu và phiền toái một chút. Nhưng cũng có người lại phải hứng chịu những cơn đau dữ dội, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bạn trong mấy ngày bị hành kinh.
Triệu chứng của đau bụng kinh
- Có cảm giác đau quặn và đau nhói ở vùng bụng dưới, có lúc đau dữ dội.
- Cơn đau xuất hiện trước khi bị kinh từ 1 – 3 ngày và cơn đau đỉnh điểm nhất thường vào ngày đầu tiên của kỳ kinh. Sau đó, các cơn đau sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày.
- Đau âm ỉ và liên tục.
- Cơn đau có thể lan xuống vùng bụng dưới và xuống đùi.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Nguyên nhân đau bụng kinh được chia làm 2 loại:
Đau bụng kinh nguyên phát
Nguyên nhất thứ nhất: bình thường, trứng sẽ được rụng theo chu kỳ hàng tháng và khi chúng không được thụ tinh với tinh trùng, tử cung sẽ co bóp để làm bong lớp niêm mạc và tống chúng ra ngoài. Trong lúc tử cung co bóp, các mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép nhiều hơn. Khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi bị thiếu oxy, các mô trong tử cung sẽ giải phóng ra các chất hóa học gây đau. Ngoài ra, một chất hóa học khác có tên là prostaglandin cũng được sản xuất ra lúc này – đây là chất kích thích tử cung co bóp mạnh và nhiều hơn, làm tăng mức độ đau bụng kinh trong thời điểm này.
Nguyên nhân thứ hai: do những dị tật bẩm sinh trong tử cung, cản trở đào thải kinh ra ngoài như: cổ tử cung bé, tử cung bị hẹp, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi,… cũng gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Ngoài ra, các yếu tố khác như: thường xuyên bị căng thẳng, stress, mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc,…cũng khiến cho tình trạng đau bụng kinh của bạn đau trầm trọng hơn.
Đau bụng kinh thứ phát
Thường do các bệnh lý phụ khoa gây lên như:
- U nang buồng trứng.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Viêm vùng chậu.
Tham khảo thêm: Đau bụng kinh có nên ăn đồ ngọt?
2. Đau bụng kinh có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là sản phẩm được lên men tự nhiên từ sữa nhờ vi khuẩn lên men lactic. Trong sữa chua có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, axit lactic, probiotic, vitamin A, C, D.
Một người ăn 180gam sữa chua sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng:
- Khoảng 20% lượng canxi cần thiết trong 1 ngày.
- Khoảng 20% lượng vitamin D cần thiết trong 1 ngày.
- Khoảng 10% lượng kali cần thiết trong 1 ngày.
- 100 – 150 kcal năng lượng.
- 2gam chất béo bão hòa.
- 8 – 10gam protein.
- 3.5gam chất béo.
- 20gam đường.
Có thể nói, sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Canxi và vitamin D có trong sữa chua có khả năng làm giãn cơ trơn của tử cung, giúp tử cung co bóp đều đặn và nhẹ nhàng hơn trong lúc tống đẩy máu kinh ra ngoài. Từ đó, làm dịu các cơn đau bụng kinh hiệu quả, đặc biệt là các cơn đau do co thắt đột ngột.
Ngoài tác dụng trên, ăn sữa chua khi tới tháng còn mang lại cho chị em phụ nữ những lợi ích sau:
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong những ngày đèn đỏ: trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như: kali, canxi, magie và các vitamin,… có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn chống lại được virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể trong những ngày đèn đỏ.
Tốt cho hệ tiêu hóa: trong sữa chua có chứa nhiều men vi sinh bifidobacterium và lactobaccillus có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, các hoạt chất trong sữa chua còn có tác dụng trong việc loại bỏ độc tố và các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa được các bệnh về đường ruột.
Giảm các triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ: những ngày bị kinh nguyệt được coi là thời điểm nhạy cảm của chị em với những triệu chứng khó chịu như: cơ thể mệt mỏi, đau lưng, chóng mặt, lo lắng,…nhờ có hàm lượng canxi cao mà sữa chua có tác dụng cân bằng lượng canxi cần thiết cho cơ thể, giúp chị em phụ nữ cải thiện được các triệu chứng khó chịu trên trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chống lại nhiễm trùng nấm men: hàm lượng probiotin có trong sữa chua có khả năng kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, ngăn ngừa sự phát triển của nấm men, tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi. Nhờ vậy, mà sữa chua có tác dụng giúp chị em bảo vệ sức khỏe của vùng kín, tránh được tình trạng viêm nhiễm trong những ngày đèn đỏ.
Mách nhỏ bạn: Bị đau bụng kinh có nên uống nước dừa?
3. Cách ăn sữa chua đúng cách cho chị em khi đến tháng
Mặc dù ăn sữa chua rất tốt cho chị em khi đến tháng. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng sữa chua đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là cách ăn chua đúng cách mà bạn có thể tham khảo:
Lượng sữa chua ăn trong ngày: chị em chỉ nên ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua trong một ngày. Không nên ăn quá nhiều sữa chua vì chúng có thể gây lên tình trạng: đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi,…
Bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh từ 15 – 20 phút trước khi ăn: nếu bạn ăn sữa chua ngay khi bỏ ở ngăn mát tủ lạnh ra sẽ gây tăng nguy cơ đau bụng và co bóp tử cung.
Không nên ăn sữa chua và nước cam liền nhau: nước cam và các thực phẩm được chế biến từ sữa thường tương tác với nhau, dễ gây đau bụng và tiêu chảy. Do đó, chị em cần lưu ý không nên ăn 2 loại thực phẩm này liền nhau.
4. Khi tới tháng nên ăn gì ngoài sữa chua
Ngoài sữa chua, chị em có thể bổ sung những thực phẩm sau đây vừa để đa dạng nguồn dinh dưỡng, đồng thời giúp giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả hơn.
Các loại rau lá xanh
Trong những ngày đèn đỏ, chị em nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như: súp lơ xanh, rau bica, rau cải, rau chân vịt,…vào trong thực đơn ăn hàng ngày để bổ sung lượng sắt cho cơ thể. Ngoài ra, những loại rau này còn có tác dụng giảm các cơn đau bụng kinh, đào thải độc tố, giảm các triệu chứng khó chịu khi đến tháng rất hiệu quả.
Các loại quả
Các loại quả như: chuối, bơ, lê,… có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể người phụ nữ khi đến tháng. Việc tăng cường bổ sung những loại quả vào những ngày hành kinh vừa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, vừa ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép,…
Các loại hạt
Các loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ, hạt lanh,… có chứa hàm lượng omega – 3, magie, protein và sắt cao nên có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm các triệu chứng đau bụng kinh, mệt mỏi, đau nhức người khi đến tháng.
Các loại trà
Ngoài những thực phẩm trên, vào những ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ có thể uống trà gừng, trà hoa cúc,…Đây đều là những loại nước uống có tác dụng lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc uống trà trong kỳ kinh nguyệt còn giúp bạn có cảm giác thư giãn, thoải mái, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi giúp ngăn ngừa những cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Trên đây, Chuyên gia phụ khoa đã giải đáp cho bạn đọc đau bụng kinh có nên ăn sữa chua không. Hi vọng bài viết cung cấp cho chị em nhiều thông tin bổ ích nhất. Chúc chị em luôn mạnh khỏe và thành công!
Tham khảo thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì? Top những thực phẩm không nên bỏ qua.