Những vấn đề liên quan tới vùng nhạy cảm luôn khiến chị em cảm thấy lo lắng và bất an. Không những khó chịu mà biểu hiện bất thường tại vùng kín còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong số đó, đau bụng dưới ngứa vùng kín là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Liệu đây có phải biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm? Nên phòng tránh như thế nào? Xem thêm bài viết dưới đây để có thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
Đau bụng dưới kèm với ngứa ngáy ở vùng kín khiến chị em cảm thấy khó chịu. Muốn điều trị hiệu quả bệnh phụ khoa thì trước tiên cần phải tìm hiểu rõ về nguyên nhân. Đối với tình trạng này có thể chia thành 2 lý do chính sau đây:
Đau bụng dưới ngứa vùng kín với lý do thông thường
Ngứa vùng kín kèm tình trạng đau bụng dưới thường xảy ra khi chị em tới kỳ “rụng dâu”. Đây là biểu hiện bình thường bởi khi tới kỳ kinh thì lớp niêm mạc sẽ bong ra. Điều này gây nên những cơn co bóp ở tử cung, đẩy máu ra ngoài. Cơ chế này khiến chị em cảm thấy vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc xuất hiện các cơn đau thắt. Vào những ngày đầu tiên của chu kỳ, chị em sẽ có cảm giác đau nhiều. Những ngày sau cơn đau giảm dần.
Bên cạnh đó, việc vùng kín cảm thấy ngứa ngáy có thể do chị em dùng băng vệ sinh khi tới tháng. Máu kinh ra khiến vùng kín ẩm ướt, thêm băng vệ sinh dày tăng độ nóng nực. Khi vận động mạnh, mồ hôi đổ nhiều, vùng kín càng tăng độ ẩm, sinh ra ngứa ngáy. Do đó, vào kỳ đèn đỏ chị em nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
Đau bụng dưới và ngứa vùng kín do bệnh lý
Ngoài nguyên nhân thông thường trên thì vùng kín ngứa, kèm theo triệu chứng đau bụng dưới có thể do bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể:
Lạc nội mạc tử cung
Ngứa âm hộ, bụng dưới đau âm ỉ là một trong những biểu hiện của căn bệnh phụ khoa này. Ngoài tình trạng trên, bệnh lạc nội mạc tử cung còn có một số dấu hiệu nhận biết khác như sau:
- Chị em cảm thấy những cơn đau bất thường ở vùng thắt lưng. Đặc biệt là sau khi đi tiểu hay quan hệ tình dục.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, đau âm ỉ bụng dưới suốt quá trình “tới tháng”
- Luôn cảm thấy mệt mỏi
- Có thể gặp các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá như táo bón, đầy hơi,…
Bệnh lý này có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những chị em trong độ tuổi sinh sản hoặc tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới ngứa vùng kín là do kinh nguyệt bị trào ngược. Những bạn nữ có kinh sớm, chưa sinh con, hình dạng tử cung bất thường. Hoặc gia đình có người từng bị bệnh này đều thuộc nhóm nguy cơ cao. Chị em sinh mổ hoặc cắt bỏ tử cung cũng có khả năng cao mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
Ngoài ra, do hệ miễn dịch kém, gặp một số vấn đề cũng là nguyên nhân. Thậm chí, tế bào này có thể do bẩm sinh, hình thành ngay khi còn là bào thai.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là một căn bệnh phụ khoa rất phổ biến được chia ra với nhiều cấp độ khác nhau. Bệnh lý này thường gặp ở những chị em đã “vượt cạn” nhiều lần. Dấu hiệu của căn bệnh này không rõ ràng nên nhiều chị em mắc phải mà không hề biết. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung chị em nên nắm rõ:
- Khí hư nhiều, vùng kín ngứa ngáy
- Đau bụng dưới, vùng eo nhức, thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau thắt
- Vùng kín chảy máu khi quan hệ tình dục
- Đi tiểu rắt, tiểu buốt
Những chị em vệ sinh không đúng cách rất dễ khiến vùng kín bị viêm nhiễm và dẫn tới bệnh viêm lộ tuyến. Bên cạnh đó, việc lạm dụng hay dùng dung dịch vệ sinh độ tẩy rửa cao cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra căn bệnh này. Ngoài ra, căn bệnh này có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như sau:
- Chị em sinh nở nhiều khiến tử cung chịu ảnh hưởng cơ học
- Do yếu tố bẩm sinh
- Nạo phá thai nhiều lần, thủ thuật thực hiện kém vệ sinh, không an toàn
- Đặt vòng tránh thai sai cách, lạm dụng thuốc đặt âm đạo
- Quan hệ tình dục không an toàn
Bệnh lý này không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để chỉ định phương pháp phù hợp. Cấp độ nhẹ chỉ cần đặt thuốc âm đạo. Cấp độ cao hơn sẽ chỉ định đốt laser hoặc áp lạnh. Nếu chủ quan hoặc không phát hiện kịp thời, tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Nhiễm trùng bàng quang
Đây cũng là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng đau bụng dưới ngứa vùng kín ở phụ nữ. Căn bệnh này do vi khuẩn trong tử cung xâm nhập vào ống tiểu gây nên. Khi bị loại vi khuẩn này tấn công, chị em sẽ cảm thấy đau rát khi đi tiểu. Kèm với đó là cảm giác đau âm ỉ bụng dưới, xuất hiện cơn ngứa ở vùng kín.
Ngoài ra, vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Vệ sinh kém khiến vi khuẩn từ hậu môn di chuyển, xâm nhập vào ống niệu đạo. Bên cạnh đó, khi bị viêm nhiễm mà chị em không biết, vẫn quan hệ tình dục thì tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục không an toàn.
Bị viêm âm đạo do Chlamydia và nấm Candidas
Chlamydia và nấm Candidas đều là những tác nhân khiến vùng âm đạo bị ngứa ngáy. Bệnh phụ khoa rất dễ gặp phải. Đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm âm đạo:
- Khí hư ra nhiều bất thường, có màu trắng đục, thậm chí là vàng xanh.
- Khí hư có mùi hôi
- Đau khi quan hệ tình dục
- Vùng bụng dưới đau âm ỉ kèm ngứa vùng kín
- Tiểu buốt, tiểu rắt
Do một số bệnh lý khác
Vùng kín ngứa kèm theo bụng dưới đau âm ỉ có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh phụ khoa. Ngoài những bệnh lý trên thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lây qua đường tình dục khác. Đây chính là tiền đề gây ra các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Thậm chí là tính mạng của chị em phụ nữ.
Do đói, khi gặp tình trạng này thì tốt nhất chị em nên dành thời gian tới cơ sở uy tín để thăm khám. Biết được nguyên nhân, tình trạng sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh gây ra hậu quả ngoài ý muốn.
Phải làm gì khi bị ngứa vùng kín và đau bụng dưới?
Khi xuất hiện tình trạng ngứa vùng kín kèm theo cảm giác đau âm ỉ bụng dưới thì chị em nên tới cơ sở y tế để được thăm khám. Với những nguyên nhân, tình trạng, bệnh lý khác nhau bác sĩ sẽ có chỉ định và lời khuyên cụ thể. Ngoài ra, để triệu chứng thuyên giảm tạm thời, chị em có thể áp dụng một số cách thức sau:
– Đối với tình trạng đau bụng dưới: Massage nhẹ nhàng, đắp gừng hoặc chườm muối. Hoặc có thể tắm nước nóng, tập yoga, vận động nhẹ nhàng.
– Đối với tình trạng ngứa vùng kín: Vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch rửa an toàn, độ tẩy rửa nhẹ. Có thể áp dụng mẹo dân gian với những dược liệu thiên nhiên lành tính như lá trầu không, lá trà xanh,….
Cách phòng ngừa hiệu quả
Việc đau bụng dưới và ngứa vùng kín ít nhiều đều ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khoẻ của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, chị em cần phòng tránh bằng những cách thiết thực dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách.
- Dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh những loại có tính tẩy rửa mạnh, không rõ nguồn gốc.
- Cần đặc biệt chú ý tới việc vệ sinh vùng kín khi tới chu kỳ kinh nguyệt cũng như sau quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
- Mặc đồ lót thoải mái, thấm hút mồ hôi, co giãn tốt.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, thực đơn ăn uống khoa học.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ.
- Khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau bụng dưới ngứa vùng kín. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này thì chị em nên sắp xếp thời gian để tới cơ sở y tế thăm khám. Chúc chị em sức khỏe và thành công.