Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường thấy ở phụ nữ. Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh, chị em nên áp dụng kịp thời các phương pháp chữa viêm cổ tử cung hiệu quả để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng bệnh viêm cổ tử cung
Triệu chứng bao gồm:
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo
- Chảy máu giữa kỳ kinh
- Tiết dịch màu xám hay trắng bất thường có thể có mùi
- Đau lưng dưới
- Đau bụng
- Thường xuyên đi tiểu và đi tiểu đau
- Đau khi quan hệ tình dục
- Bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục
- Đau khi khám cổ tử cung
- Cảm giác nặng nề vùng chậu
Một số phụ nữ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khi bị viêm cổ tử cung, nhưng tình trạng viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến tiết dịch âm đạo đặc, màu vàng hoặc xanh trông giống như mủ.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung do nhiễm trùng nhiều hơn nguyên nhân không do nhiễm trùng, bao gồm:
- Nhiễm virus Herpes
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ví dụ: Chlamydia, bệnh lậu và Trichomonas
- Nhiễm HIV
- Nhiễm virus papilloma ở người
- Quan hệ tình dục sớm
- Nhiễm trùng âm đạo
- Quan hệ tình dục trải qua với nhiều người
- Có tiền sử mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Cổ tử cung bị kích thích có thể do các hóa chất có trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh…Sự kích thích có thể làm cổ tử cung dễ bị nhiễm trùng.
- Dị ứng với các thành phần trong chất diệt tinh trùng để ngừa thai hoặc latex trong bao cao su
Chuẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung
Để chẩn đoán viêm cổ tử cung, ngoài việc hỏi về các triệu chứng hiện tại, các yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh của bạn, Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm sau:
- Khám vùng chậu. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt đưa vào âm đạo để kiểm tra vùng âm đạo và cổ tử cung xem có sưng, đau, tấy đỏ, lở loét hay tiết dịch bất thường hay không.
- Để lấy dịch âm đạo, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông nhỏ hoặc bàn chải để lấy mẫu dịch từ cổ tử cung và âm đạo. Bác sĩ sẽ gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem nguyên nhân gây viêm có phải là do nhiễm trùng hay không và nếu có thì là loại nào. Ngoài ra, xét nghiệm Pap smear là một xét nghiệm được sử dụng để loại trừ tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
Tìm hiểu bệnh viêm cổ tử cung có nguy hiểm? Có cần phải chữa viêm cổ tử cung không?
Theo Bác sĩ CKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam), tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở cổ tử cung nếu để lâu sẽ khiến chị em phải đối mặt với hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Như là:
- Lây lan các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Tác nhân gây viêm nhiễm ở cổ tử cung có thể phát triển và tấn công vào các bộ phận lân cận của hệ sinh sản như âm đạo, tử cung, buồng trứng, vòi trứng… Từ đó gây viêm nhiễm rộng, viêm vùng chậu và viêm phần phụ.
- Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Cổ tử cung là cửa ngõ quan trọng mà tinh trùng phải đi qua để đến vòi trứng nhằm gặp trứng và thực hiện quá trình thụ tinh. Tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở cổ tử cung có thể tạo ra chất nhầy, khí hư và mủ, cản trở khả năng di chuyển của tinh trùng và thậm chí giết chết chúng. Do đó, khả năng thụ thai thành công giảm đi, chị em dễ bị vô sinh, hiếm muộn. Ảnh hưởng xấu đến quan hệ vợ chồng: cổ tử cung tiếp giáp với âm đạo nên khi bị viêm cổ tử cung, chị em thường cảm thấy đau đớn, khiến “cuộc yêu” kém thăng hoa, đột ngột dừng lại, ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng.
- Tăng nguy cơ ung thư: Tình trạng viêm cổ tử cung kéo dài, các tế bào của cổ tử cung có xu hướng phát triển khôn lường, tăng hình thành các tế bào yếu, tế bào ung thư. Khi đó, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở nữ giới sẽ ngày càng gia tăng.
Qua chia sẻ của chuyên gia, chị em có thể thấy rằng, việc chần chừ trong việc chữa viêm cổ tử cung có thể thúc đẩy những biến chứng khó lường. Vì vậy, ngay khi thấy các triệu chứng bất thường ở vùng kín, nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên tiến hành điều trị bệnh hiệu quả.
Các phương pháp chữa viêm cổ tử cung
Đối với các bệnh phụ khoa hiện nay trong đó có bệnh viêm cổ tử cung, nếu viêm cổ tử cung ở mức độ nhẹ chị em có thể áp dụng một số bài thuốc tự nhiên để chữa bệnh tại nhà. Nếu tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng cần tiến hành điều trị chuyên khoa theo các phương pháp Tây y.
1. Cách điều trị viêm cổ tử cung đơn giản tại nhà
Hiện nay, có rất nhiều mẹo chữa viêm cổ tử cung tại nhà nhưng nhìn chung các mẹo này thường chỉ sử dụng một số loại thảo dược nhất định. Nó cho phép chị em điều chế nguyên liệu và chữa bệnh tại nhà, tuy nhiên hiệu lực không lớn nên hiệu quả không cao.
Thậm chí, đôi khi lạm dụng những mẹo dân gian, chủ quan không thăm khám và điều trị đúng cách, chị em đã tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển và lây lan khắp hệ thống sinh sản. Vì vậy, chị em chỉ nên tham khảo và suy nghĩ kỹ trước khi áp dụng các cách chữa viêm cổ tử cung tại nhà.
- Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không: Lá trầu không là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong dân gian chữa các bệnh phụ khoa. Theo đó, người bệnh chỉ cần rửa sạch lá trầu không, đun lấy nước để rửa vùng kín hàng ngày.
- Chữa viêm cổ tử cung bằng lá chè xanh: Lá chè xanh có tính kháng khuẩn nên cũng được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa.Chị em nhặt bỏ phần lá chè không bị sâu bệnh, loại bỏ bụi bẩn rồi đun sôi. Sau đó đổ nước vào một chậu sạch, thêm một chút muối và tiến hành rửa vùng kín.
- Chữa viêm cổ tử cung bằng ngải cứu: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch sau đó đun lấy nước xông, rửa vùng kín. Trong khi rửa không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Dùng nha đam chữa viêm cổ tử cung: Nếu đang dùng nha đam chữa viêm phụ khoa, chị em chỉ cần lọc lấy phần ruột bên trong, giã nát và chắt lấy nước cốt. Sau đó rửa sạch bên ngoài âm đạo, đắp nha đam khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại.
- Cách sử dụng giấm táo để giảm các triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung: Pha loãng một vài thìa giấm táo với nước âm ấm sau đó ngâm vùng kín. Sau khi rửa sạch, lau bằng khăn mềm và khô.
Các mẹo chữa viêm cổ tử cung phổ biến chỉ tạo tác động từ bên ngoài âm đạo do cổ tử cung nằm ở phía trên, cách xa cửa âm đạo nên khó điều trị dứt điểm nếu chỉ xông rửa bằng thảo dược. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung thuyên giảm thì chị em cũng không nên chủ quan. Nên chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để phối hợp với các biện pháp khác, tránh để bệnh tiến triển nặng và dễ tái phát.
2. Sử dụng thuốc chữa viêm cổ tử cung
Việc chữa viêm cổ tử cung tùy thuộc vào nguyên nhân.
Bệnh lậu thường được điều trị bằng cách tiêm thuốc kháng sinh ceftriaxone (Rocephin) và azithromycin qua đường uống. Chlamydia thường được điều trị bằng kháng sinh đường uống như azithromycin (Zithromax), doxycycline, ofloxacin (Floxin) và levofloxacin (Levaquin). Trichomonas được điều trị bằng metronidazole. Nếu bạn bị dị ứng với một loại thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ thay thế bằng các loại thuốc khác.
Nếu bạn mắc mụn rộp sinh dục, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng virus theo đơn. Nó có thể là acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), hoặc famciclovir (Famvir). Bạn sẽ cần dùng thuốc cho đến 10 ngày sau khi mụn rộp sinh dục xuất hiện lần đầu. Đối với mụn rộp tái phát, bạn có thể dùng thuốc từ ba đến năm ngày.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh lây qua đường tình dục, bạn sẽ cần thông báo cho người bạn tình gần đây của mình rằng họ cũng cần được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nếu có, họ cần được điều trị sớm. Viêm cổ tử cung do chấn thương hay đặt vòng tránh thai được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương thêm cho cổ tử cung.
3. Các cách phòng tránh viêm cổ tử cung
Bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu bị viêm cổ tử cung bằng cách thực hiện các bước sau:
- Luôn sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục.
- Hạn chế số lượng bạn tình.
- Không quan hệ tình dục khi phát hiện đối tác bị lở loét ở bộ phận sinh dục hoặc dương vật tiết dịch bất thường.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ không an toàn, vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng âm đạo và cổ tử cung.
- Nếu bạn bị tiểu đường, hãy cố gắng duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và làm xét nghiệm PAP smear ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào.
- Đề nghị đối tác của bạn cũng đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục.