Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở phụ nữ, gồm tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng…Tác nhân gây viêm vùng chậu là các bệnh lây qua đường tình dục và vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo, hoạt động gây viêm nhiễm ở vùng chậu. Bệnh có các biểu hiện tiêu biểu như các cơn đau bụng dưới, sốt nhẹ hoặc dịch âm đạo và khí hư ra nhiều, gây mệt mỏi và khó chịu, suy giảm chất lượng cuộc sống của chị em.
Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ đưa đến các biến chứng nghiêm trọng như: vô sinh, mang thai ngoài dạ con…Vì vậy, nếu chị em phụ nữ có các dấu hiệu bất thường liên quan đến vùng chậu cần thăm khám y tế ngay để có hướng điều trị phù hợp.
Bệnh viêm vùng chậu không phải là bệnh nan y khó chữa. Hiện nay có các phương pháp điều trị phổ biến gồm: điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm nhiễm không quá nặng, chúng ta có thể kết hợp một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà theo bài viết dưới đây.
Các phương pháp điều trị viêm cùng chậu tại nhà
1. Sử dụng lá trầu không
Tác dụng: Từ rất lâu, lá trầu không được coi là một loại ”thần dược” trong điều trị các bệnh phụ khoa trong đó có viêm vùng chậu. Lá trầu không là một nam dược quý mà không khó tìm, nó được trồng ở hầu hết các vùng trên đất nước.
Trầu không có tác dụng dược lý như một loại thuốc kháng sinh mạnh, đặc biệt với các loại vi khuẩn tụ cầu, coli, vi trùng subcilit. Ở góc độ Đông y, trầu không có tính ấm, vị cay nồng, tinh dầu từ lá trầu không có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, nấm âm đạo.
Cách điều trị viêm vùng chậu bằng lá trầu không như sau:
Đun 1 nắm lá trầu không đã rửa sạch (khoảng 5-10 lá) với 1 lít nước, đun sôi. Sau đó, cho một chút muối hạt và đun tiếp trong 10 phút. Để nước lá trầu không nguội và vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày. Dùng cách này liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Sử dụng Lá trà xanh
Trà xanh chứa hợp chất EGCG, chất này có tác dụng chống lại sự phát triển của nấm Candida. Loại nấm này thường khu trú trong âm đạo, khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chúng sẽ bùng phát gây viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan sinh sản, là một trong các nguyên nhân của bệnh viêm vùng chậu.
Lá trà xanh cũng có tính sát khuẩn hiệu quả như lá trầu không, sau khi rửa hoặc xông lá trà xanh, chị em sẽ cảm thấy khô thoáng, sạch sẽ, giảm ngứa ngáy và mùi khó chịu.
Cách dùng lá trà xanh để điều trị bệnh viêm vùng chậu
Rửa thật sạch 1 nắm lá trà xanh, vò nát và thả vào nồi nước đun sôi. Sau khi nồi nước lá trà sôi khoảng 5 phút thì thả thêm chút muối hạt.
Chị em có thể dùng nước trà xanh để xông vùng kín hoặc để nguội và rửa vùng kín 2 lần/ ngày.
3. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng
Rửa vùng kín bằng nước muối loãng là cách làm đơn giản, dễ làm mà vô cùng hiệu quả. Muối sạch giúp sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa và loại bỏ dần vi khuẩn.
Pha nước muối loãng và rửa nhẹ nhàng ngoài vùng kín, tránh chà sát và thụt rửa quá sâu âm đạo. Dùng liên tục 7-10 ngày sẽ thấy tình trạng viêm cải thiện nhiều.
4. Chữa viêm vùng chậu bằng cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là một cây thuốc quý, được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc điều trị rất nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trên thị trường có chứa thành phần chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung, ngoài điều trị các bệnh phụ khoa, loại cây này còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh u xơ tuyến tiền liệt, ung thư vú, đại tràng, u nội tạng…
Với thành phần gồm flavonoid, alkanoid, lycorin có tính năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, kết hợp với chất crinamidin có tác dụng kháng viêm cực mạnh, cây trinh nữ hoàng cung giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nhiễm vùng chậu.
Cách dùng cây trinh nữ hoàng cung để điều trị viêm vùng chậu.
Bạn đọc có thể sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung còn tươi hoặc lá khô để sắc nước thuốc uống hàng ngày, ngày uống 3 lần, sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
5. Sử dụng lá lốt điều trị bệnh viêm vùng chậu
Lá lốt được coi là một thảo dược, theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm đi vào gan tỳ, mật. Lá và thân của cây lá lốt có chứa chất ancaloit và tinh dầu có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Do đó, khi sử dụng lá lốt để điều trị các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, bạn sẽ thấy các triệu chứng như ngứa ngáy, nhiều khí hư hay mùi hôi dần biến mất.
Cách thực hiện điều trị bệnh với lá lốt
Để lá lốt phát huy công hiệu, bạn cần kết hợp nó với phèn chua và bột nghệ.
Chuẩn bị 5-10 lá lốt với 20g phèn chua và 1 củ nghệ tươi. Rửa sạch lá lốt rồi vò nát, củ nghệ giã dập, để riêng. Nấu 1 nồi nước với phèn chua, khi nước sôi, thả lá lốt và nghệ vào cùng chút muối hạt.
Dùng nước này để xông hơi vùng kín khi nóng, đến khi hết hơi nước, chị em có thể dùng để vệ sinh bên ngoài vùng kín.\
Sử dụng cách này 2 lần/tuần.
6. Sử dụng tỏi để chữa viêm vùng chậu
Tỏi trong Đông y được coi là một vị thuốc có vị cay, đắng, tính ôn vào kinh can vị. Từ lâu, tỏi đã được sử dụng điều trị các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm hộ…đặc biệt là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn như viêm vùng chậu.
Tỏi chứa nhiều hoạt chất quan trọng có thế kháng viêm, sát khuẩn. Allicin trong tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên mạnh hơn cả penicilin giúp tiêu diệt vi khuẩn tận gốc mà không có nguy cơ gây tác dụng phụ như thuốc kháng sinh thông thường.
Cách sử dụng tỏi để trị viêm vùng chậu
Nên kết hợp ăn tỏi mỗi ngày trong bữa ăn, đồng thời có thể dùng 2-3 nhánh tỏi giã nát và pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Thực hiện kiên trì trong nhiều tuần, bệnh lý sẽ thuyên giảm nhiều.
Vì sao nên kết hợp điều trị viêm vùng chậu tại nhà? Ưu, nhược điểm của phương pháp này?
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vùng chậu, thuốc Tây chứng minh được hiểu quả tức thì trong việc giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn…Tuy nhiên, nếu có thể kết hợp các phương pháp điều trị tại nhà như đã nêu ở trên, bệnh sẽ mau khỏi hơn nhiều. Đặc biệt, nếu cơ địa bệnh nhân không đáp ứng thuốc Tây sẽ rất khó khăn trong điều trị. Khi đó, việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh hướng Đông y, sử dụng các thảo dược thiên nhiên là cách hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, ưu điểm rất lớn của các phương pháp điều trị tại nhà là giảm thiểu tốn kém chi phí, do các thảo dược trị bệnh đều rất dễ tìm, dễ mua. Cách thực hiện lại không hề cầu kỳ, phức tạp. Các thảo dược đều rất lành tính, thậm chí nếu không bị bệnh, chị em cũng có thể sử dụng chúng như một cách ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh, khiến vùng kín luôn sạch sẽ, không ngứa ngáy, giúp chị em tự tin và thoải mái hơn.
Bệnh cạnh những ưu điểm nêu trên, chữa viêm vùng chậu bằng việc điều trị tại nhà cũng tồn tại một số điểm hạn chế sau
- Chữa bệnh bằng các phương pháp tại nhà nêu trên thường có tác dụng chậm, cần thực hiện trong một thời gian dài từ vài tuần đến vài tháng mới thấy được hiệu quả.
- Mất nhiều công sức đun, sắc thuốc và thời gian thực hiện, không thuận tiện như uống thuốc Tây.
Những lưu ý với cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà
Các biện pháp điều trị viêm vùng chậu tại nhà đã nêu ở trên có thể không điều trị tận gốc được căn bệnh, bạn vẫn nên khám tư vấn với bác sĩ để có kết luận chính xác nhất chứ không vì tâm lý e ngại mà chỉ ở nhà tự chữa trị.
Khi sử dụng các phương pháp vệ sinh bằng nước lá, chỉ nên rửa nhẹ nhàng vùng kín và khu vực xung quanh, tránh chà sát quá mạnh hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu. Chị em cũng không nên ngâm mình trong nước thuốc quá lâu có thể sẽ phản tác dụng, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong hơn.
Nên mặc đồ lót chất liệu mềm, hút ẩm, thoáng khí tránh vùng kín bị bí, sinh ra vi khuẩn.
Trong thời gian điều trị bệnh, nên hạn chế quan hệ tình dục. Nếu nguyên nhân mắc bệnh viêm vùng chậu là do bệnh lây qua đường tình dục, thì bạn tình của người bệnh cũng cần phải điều trị.
Trong quá trình điều trị bệnh, chị em cần đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc duy trì một lối sống khỏe mạnh, chăm chỉ tập luyện kết hợp một chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn chị em một số phương pháp có thể kết hợp điều trị viêm vùng chậu tại nhà. Tuy nhiên, tất cả các thông tin đều mang tính chất tham khảo. Chị em nên tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc thăm khám sức khở định kỳ, hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Việc này sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ hoặc phát hiện sớm bệnh tật. Chúc chị em nhiều sức khỏe.