Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có những biến đổi lớn khiến cho các mẹ gặp phải những điều phiền toái khó nói cùng ai, một trong số đó, chính là vấn đề vùng kín bị “ bốc mùi”. Nhất là những ngày nắng nóng oi bức, các mẹ bầu rất dễ bị đổ mồ hôi. Do đó, nhiều chị em rất quan tâm và muốn tìm hiểu các cách chữa mùi hôi vùng nhạy cảm. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các mẹ bầu những cách chữa mùi hôi cô bé hiệu quả và đơn giản, các mẹ có thể tham khảo, áp dụng theo nhé!
Mục lục
- Những cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai
- 1 – Chữa mùi hôi vùng kín bằng lá trà xanh
- 2 – Chữa mùi hôi cô bé bằng lá trầu không
- 3 – Chữa mùi hôi vùng kín bằng ngải cứu
- 4 – Chữa vùng kín mùi hôi bằng lá ổi
- 5 – Chữa vùng kín mùi hôi bằng nước muối
- 6 – Chữa mùi hôi cô bé bằng lá húng quế
- 7 – Chữa mùi hôi âm đạo bằng phèn chua
- 8 – Chữa mùi hôi vùng kín bằng gừng tươi
- 9 – Chữa mùi hôi cô bé bằng lá lốt
- Những điều lưu ý thêm khi khử mùi hôi vùng kín dành cho mẹ bầu
Những cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai
1 – Chữa mùi hôi vùng kín bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có thể dùng làm trà để uống hàng ngày, nó có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe mỗi người. Không những thế, trà xanh còn là một loại thảo dược quan trọng giúp đánh bay mùi hôi vùng kín hiệu quả, nhanh chóng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng.
Các mẹ bầu có thể áp dụng như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh còn non, không nên lấy những lá sâu, sau đó đem rửa sạch.
- Đem những lá trà trên đun sôi với nước muối, sau đó, đổ vào chậu đợi cho nguội bớt.
- Khi hỗn hợp còn hơi ấm, mẹ bầu có thể dùng nước đó để rửa vùng kín.
2 – Chữa mùi hôi cô bé bằng lá trầu không
Một số thành phần trong lá trầu không có tác dụng kìm hãm vi khuẩn, nấm, ngăn không cho nguyên nhân gây bệnh tiến triển nặng thêm. Ngoài ra, lá trầu còn giúp cải thiện một số dấu hiệu khó chịu như: đau buốt, ngứa vùng kín, nhờ đó mà giảm được mùi hôi cô bé.. Do đó, nếu thấy khí hư có mùi hôi vì các viêm nhiễm nhẹ tại âm đạo, mẹ bầu có thể lấy trầu không để chữa tình trạng này ngay tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Hái 1 ít lá trầu không, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước.
- Đợi khi nước nguội, mẹ bầu lấy nước đó để vệ sinh âm đạo.
- Các mẹ bầu có thể thường xuyên sử dụng nước lá trầu không để chữa trị tình trạng mùi hôi vùng kín.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khí hư có màu nâu
3 – Chữa mùi hôi vùng kín bằng ngải cứu
Ngải cứu là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe con người, nó có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn… Ngải cứu cũng còn được dùng để chữa trị tình trạng viêm phụ khoa, mùi hôi vùng kín khó chịu ở mẹ bầu.
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Lấy một nắm ngải cứu, rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi.
- Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và cho thêm vào nồi một ít muối trắng.
- Để nước đun ơ trên nguội, sau đó, mẹ bầu dùng nước này trực tiếp xông rửa vùng kín.
- Mẹ bầu có thể thực hiện phương pháp này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín có mùi hôi.
4 – Chữa vùng kín mùi hôi bằng lá ổi
Nếu mẹ bầu muốn tìm cách chữa mùi hôi “cô bé” nhanh chóng, mẹ bầu có thể sử dụng lá ổi. Lá ổi có đặc tính sát khuẩn, hạn chế tốc độ lây lan của các vi khuẩn, điều trị các loại bệnh gây viêm nhiễm, mẩn ngứa một cách hiệu quả.
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Chuẩn bị 1 ít lá ổi còn non (không dùng những lá quá già để tinh chất trong lá vẫn còn nhiều) mang về rửa sạch
- Vò sơ qua lá ổi để tinh chất trong lá tiết ra ngoài hoàn toàn, sau đó, cho vào nồi đun với nước sạch, thêm 1 ít muối trắng để tăng hiệu quả sát khuẩn.
- Đun sôi hỗn hợp trên, sau đó để nguội nhằm tạo quá trình cho các tinh chất trong lá ổi tiết ra hoàn toàn.
- Khi nước còn ấm, các mẹ bầu có thể dùng để ngâm, rửa “cô bé”.
- Mẹ bầu có thể áp dụng cách này thường xuyên để tăng hiệu quả khử mùi hôi “cô bé” tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Khí hư sủi bọt, dấu hiệu bất thường chị em nên lưu ý
5 – Chữa vùng kín mùi hôi bằng nước muối
Muối là một nguyên liệu có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của con người. Một trong số những tác dụng được con người áp dụng nhiều nhất đó công dụng sát trùng. Để có kết quả tốt nhất, mẹ bầu nên sử dụng muối tự nhiên thay vì những loại muối đã qua chế biến để tránh các loại tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp này như sau:
- Chuẩn bị hỗn hợp muối và nước theo tỉ lệ 1 : 10 rồi bắc bếp đun sôi.
- Sau khi hỗn hợp trên đã sôi, tắt bếp và để cho nước nguội bớt.
- Khi nước còn hơi ấm, mẹ bầu có thể tiến hành xông vùng kín để tiêu diệt tất cả những tác nhân vi khuẩn, hay nấm men gây tình trạng mùi hôi âm đạo.
Đây là phương pháp chữa mùi hôi rất hiệu quả mà lại lành tính, đồng thời, nó còn giúp thuyên giảm rõ rệt một số triệu chứng ngứa ngáy, sưng đau bất thường khác ở cơ quan sinh dục của phụ nữ.
6 – Chữa mùi hôi cô bé bằng lá húng quế
Thành phần của lá húng quế có tính kháng khuẩn cùng với sát khuẩn vô cùng tốt, có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây tình trạng viêm âm đạo. Nhờ đó mà hạn chế được tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Không chỉ vậy, tinh dầu lá húng quế còn có tác dụng khử mùi hôi âm đạo. Vì thế, mẹ bầu có thể chữa mùi hôi âm đạo ngay tại nhà bằng phương pháp này.
Cách thực hiện mẹ bầu có thể áp dụng như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá húng quế, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng.
- Sau đó, mẹ bầu đem giã nát hoặc xay thành hỗn hợp sệt rồi đun sôi với khoảng 500ml nước.
- Khi nước sôi tầm 5 phút thì tắt bếp, để nước nguội bớt.
- Đến lúc nước còn hơi ấm, mẹ bầu dùng nước này để ngâm “cô bé” khoảng 10 phút.
- Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày để khử mùi hôi “cô bé”.
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín bị sưng đau, những điều chị em nên biết
7 – Chữa mùi hôi âm đạo bằng phèn chua
Phèn chua có tác dụng sát khuẩn rất tốt, nó không gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe âm đạo khi mẹ bầu sử dụng. Khi áp dụng điều trị bằng phèn chua, mẹ bầu không dùng rửa trực tiếp vào vùng kín để tránh làm mất cân bằng độ pH ở âm đạo.
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Mẹ bầu đem phèn chua tán đều thành bột, sau đó, pha vào một chậu nước nóng, khuấy cho phèn chua tan đều.
- Dùng nước trên để xông “cô bé”. Lưu ý, mẹ bầu ngồi ở tư thế hơi chổng mông cao, cách chậu nước xông tầm 30cm để tránh da bị bỏng hoặc đau rát.
Mẹ bầu không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều để tránh xảy ra những phản ứng không tốt đối với vùng kín của mình. Chỉ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả tích cực mà không gây tổn thương tới vùng âm đạo.
8 – Chữa mùi hôi vùng kín bằng gừng tươi
Gừng tươi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà còn là một loại thảo dược được dùng để chữa khá nhiều loại bệnh. Trong Đông y, gừng có tính cay, hăng, ấm nóng và có mùi thơm, do đó, gừng thích hợp dùng để điều trị viêm nhiễm mẩn ngứa, khắc phục tình trạng mùi hôi vùng kín hiệu quả.
Phương pháp này như sau:
- Mẹ bầu nên sơ chế qua gừng, rửa sạch, thái lát rồi cho vào nồi nước rồi đun sôi lên, tắt bếp.
- Khi nước đã nguội bớt, mẹ bầu có thể dùng để rửa vùng kín.
- Mẹ bầu có thể rửa lại “cô bé” với nước sạch để đảm bảo hết tình trạng mùi hôi ở âm đạo nhanh chóng.
9 – Chữa mùi hôi cô bé bằng lá lốt
Lá lốt là một loại cây khá phổ biến, ngoài dùng làm rau ăn, gia vị, lá lốt còn được rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc chữa các loại viêm nhiễm âm đạo, ngứa ngáy và vùng kín mùi ở chị em phụ nữ.
Mẹ bầu chuẩn bị 1 nắm lá lốt và 1 ít muối. Lá lốt đem rửa sạch rồi ngâm với muối để loại bỏ chất bẩn. Sau đó, cho vào nồi nước, thêm 1 ít muối trắng và đun sôi. Mẹ bầu đun sôi tiếp tục khoảng 2 phút, sau đó, bắc nước ra để xông vùng kín. Xông tới khi nước nguội thì dùng nước này để rửa “cô bé”. Mẹ bầu có thể thực hiện thường xuyên từ 1 – 2 lần/ tuần để có kết quả nhanh nhất.
Những điều lưu ý thêm khi khử mùi hôi vùng kín dành cho mẹ bầu
1 – Giữ “cô bé” sạch sẽ
Mẹ bầu luôn cần giữ cho “cô bé” sạch sẽ và khô ráo bằng cách: tắm nước ấm, lau khô vùng kín sau khi vệ sinh để ngăn ngừa âm đạo bị nhiễm vi khuẩn. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ, tuy nhiên cần phải được bác sĩ đồng ý.
Ngoài ra, mẹ bầu không được tự ý dùng các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh âm đạo như: các loại xà phòng, thuốc xị có mùi thơm có chứa thành phần gây kích ứng, vì nó có thể gây mất cân bằng môi trường trong vùng kín.
2 – Mặc đồ lót bằng cotton
Mẹ bầu nên sử dụng đồ lót và quần lót làm từ chất liệu cotton, sẽ giúp cho không khí lưu thông và vùng kín trở nên khô thoáng hơn.
3 – Thay đổi theo chế độ ăn
Khi vùng kín có mùi hôi, mẹ bầu ngoài việc tập trung vệ sinh vùng kín sạch sẽ, còn phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để giúp cân bằng pH âm đạo tốt và giảm mùi hôi như:
- Một số hoa quả chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt… giúp bài tiết chất độc, tăng cường hệ miễn dịch, giúp “cô bé” khỏe mạnh hơn.
- Dứa giúp cho uẹ bầy khử mùi hôi cơ thể và mùi hôi âm đạo rất tốt.
- Bơ giàu kali và vitamin B6 giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây mùi. Ngoài ra, nó cũng giúp cơ thể mẹ bầu tự sản xuất chất bôi trơn tự nhiên, ngăn chặn tình trạng âm đạo khô rát.
- Sữa chua có chứa nhiều men vi sinh giúp mẹ bầu bổ sung lượng probiotic cho cơ thể, ngăn chặn các bệnh nhiễm nấm men, nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng và tăng cường thêm sức khỏe vùng kín.
- Ngoài các loại trái cây trên, các mẹ cũng cần phải bổ sung thêm rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày. Vì rau xanh không chỉ tăng cường cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nó còn đẩy lùi được các chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm, nặng mùi ở vùng kín.
Tình trạng mùi hôi vùng kín khi phụ nữ mang thai có thể xuất phát từ những thay đổi ở bên trong cơ thể mẹ bầu để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu vùng kín có mùi hôi, đi kèm các vấn đề như: ngứa không kiểm soát, mùi hôi dai dẳng, đau và nóng khi giao hợp hoặc đi tiểu, dịch tiết âm đạo có máu,… mẹ bầu nên đi khám ngay. Vì có thể mẹ bầu đã mắc một số loại bệnh lý nào đó.
Trên đây là các cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai mà chị em nên biết. Hi vọng vói một chút kinh nghiệm khử mùi hôi vùng kín sẽ giúp mẹ bầu giải quyết được vấn đề “đau đầu” này.