Phương pháp áp lạnh cổ tử cung ngày càng trở nên phổ biến với chị em trong điều trị viêm nhiễm. Song song với những ưu điểm rõ rệt sau điều trị, nhiều người vẫn lo ngại có thể gặp phải biến chứng ngoài ý muốn. Vậy biến chứng sau áp lạnh cổ tử cung có nguy hiểm hay không và làm thế nào để phòng ngừa?
Mục lục
Thế nào là phương pháp áp lạnh cổ tử cung?
Trong y khoa, áp lạnh cổ tử cung là phương pháp can thiệp với mức độ xâm lấn tối thiểu, giảm tối đa khả năng tổn thương tại mô lân cận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng sau điều trị. Cơ chế hoạt động của phương pháp chính là thực hiện “đóng băng” các tế bào bất thường để chúng tự thoái biến sau đó.
Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên biệt bằng kim loại để áp sát vào tổn thương bên trong cổ tử cung. Dụng cụ này sẽ dẫn truyền khí nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp xuống đến -50 độ C tiếp xúc với mô mềm bên trong. Tại đây, các chất hữu cơ của tế bào bị áp lạnh bắt đầu đông cứng lại và chết đi.
Sau khoảng 1-2 phút tác động tại vị trí tổn thương, dụng cụ kim loại vẫn sẽ được để trong “vùng kín” khoảng 30 giây chờ tan băng mới được rút ra. Nguyên nhân vì trạng thái cực lạnh lúc điều trị khiến các mô mềm ở cổ tử cung dính chặt vào dụng cụ tiếp xúc. Cần khoảng thời gian “rã băng” mới có thể kết thúc quá trình điều trị.
Phương pháp thường được chỉ định điều trị cho người bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2-3, viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung thể nặng. Thực hiện càng sớm, vùng tổn thương sẽ nhanh được khu trú, ngăn chặn bệnh tiến triển thành ác tính.
Thế nào là biểu hiện bình thường sau áp lạnh cổ tử cung?
Sau khi áp lạnh cổ tử cung, cơ thể chị em sẽ phản ứng bằng một số biểu hiện nhỏ cho thấy “vùng kín” đang được tác động và chữa lành. Vậy thế nào là những dấu hiệu bình thường và không đáng lo ngại sau khi thực hiện áp lạnh?
Đầu tiên, bạn sẽ thấy âm đạo tiết dịch hơi ngả vàng trong khoảng 1-2 tuần sau khi áp lạnh. Đó chính là các mảng tế bào chết tại vị trí áp lạnh bong ra để vùng tử cung được phục hồi, lành lại. Vì vậy đừng nên lo lắng về điều này mà hãy chú ý giữ vệ sinh “vùng kín” để khu vực này luôn sạch sẽ.
Song song với triệu chứng này, bạn sẽ có cảm giác nặng bụng dưới nhẹ, đau lưng, hông. Đây là những dấu hiệu thường gặp trong quá trình phục hồi và sản sinh tế bào mới ở cổ tử cung. Do đó bạn cần kiên nhẫn chờ đợi trong khoảng 2-8 tuần để cơ thể dần trở lại trạng thái ban đầu.
Biến chứng sau áp lạnh cổ tử cung
Bên cạnh các dấu hiệu bình thường diễn ra sau khi áp lạnh, bạn cần để ý quan sát sự thay đổi trong cơ thể mình để kịp thời nhận ra những triệu chứng bất thường. Các biến đổi xấu này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có 2 yếu tố quan trọng khiến cổ tử cung khó lành lại sau điều trị chính là việc chọn sai cơ sở y tế hoặc bản thân chị em không có kế hoạch kiêng cữ, chăm sóc “vùng kín” đúng cách.
Dưới đây là những biểu hiện bất thường sau khi áp lạnh mà bạn có thể nhận thấy:
- Khí hư tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu, kéo dài không dứt, đôi khi còn vón cục và lẫn cả mủ, máu đông
- Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt, máu chảy nhiều và kéo dài
- Sốt cao hơn 2 ngày, bụng dưới đau quặn từng cơn dữ dội
Khi gặp phải các dấu hiệu trên, chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời và nhận sự hỗ trợ, khắc phục từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Nếu để tình trạng này kéo dài, nhiều khả năng bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề nguy hại hơn.
Một số biến chứng sau điều trị áp lạnh cổ tử cung mà bạn có thể gặp phải như:
- Viêm cổ tử cung: Khi sử dụng dụng cụ áp lạnh chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong cổ tử cung qua con đường này dẫn đến viêm cổ tử cung. Bệnh có thể gây đau bụng, sốt, chảy mủ và ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai của chị em phụ nữ.
- Sẹo cổ tử cung: Sau quá trình áp lạnh, cơ thể phục hồi không tốt hoặc bạn không áp dụng một số kiêng cữ theo hướng dẫn sẽ khiến mô sẹo hình thành trên cổ tử cung. Điều này gây ra các vấn đề như viêm, đau cổ tử cung và khó khăn để thụ thai.
- Khó khăn trong sinh sản: Trong một vài trường hợp, áp lạnh cổ tử cung gây rối loạn về cấu trúc cổ tử cung, làm cho quá trình thụ thai, thụ tinh và mang thai trở nên khó khăn hơn.
Phòng ngừa biến chứng sau áp lạnh
Tuy là phương pháp được đánh giá đơn giản, ít gây biến chứng nhưng không phải 100% bệnh nhân sau điều trị đều hồi phục triệt để. Một số người bệnh không để tâm đến vấn đề chăm sóc và phòng bệnh tái phát có thể gặp phải các biến chứng không mong muốn. Do đó, chị em phụ nữ cần lưu ý những điều sau đây khi kết thúc điều trị:
- Kiêng quan hệ tình dục: Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến đốt lộ tuyến cổ tử cung. Không những vậy, việc quan hệ còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu như bạn không dùng biện pháp an toàn. Thời gian kiêng cữ cần thiết là 8 tuần sau khi áp lạnh. Ở lần đầu tiên quan hệ lại, bạn nên tránh các hoạt động tình dục quá mạnh bạo.
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc: Người bệnh chỉ được uống các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định (nếu có). Trong quá trình này cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời gian uống. Nếu phát sinh bất thường, bạn cần báo cáo ngay để được xử lý kịp thời.
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Người bệnh cần đảm bảo khu vực âm hộ, âm đạo luôn được sạch sẽ bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh hằng ngày. Để tìm được dung dịch phù hợp, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được gợi ý. Phổ biến trên thị trường hiện nay, Dạ Hương là dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần thảo dược thiên nhiên gồm lô hội, cúc La Mã, tinh chất bạc hà, dâu tằm,… vô cùng an toàn cho vùng nhạy cảm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được bổ sung axit lactic, vitamin E giúp làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da và khử mùi “cô bé”. Với từng nhu cầu chăm sóc “vùng kín” khác nhau, bạn có thể chọn Dạ Hương Pharma Total Care, Dạ Hương Pharma Moisturizing, Dạ Hương trà xanh, Dạ Hương tím hoặc Dạ Hương xanh.
- Kiêng tẩy lông “vùng kín”: Sau khi áp lạnh, bạn không nên sử dụng chất hóa học tác động lên “vùng kín”, bao gồm cả việc tẩy lông và xịt nước hoa vào khu vực này.
- Kiêng vận động mạnh: 8-10 tuần sau khi thực hiện thủ thuật áp lạnh, bạn cần kiêng vận động mạnh. Những áp lực từ hoạt động thể thao hoặc mang vác nặng sẽ khiến khu vực này dễ gặp phải các biến chứng như sẹo lồi, biến dạng cổ tử cung,…
Thông thường, sau khi áp lạnh, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh đến tái khám vào 2 tuần sau đó để kiểm tra các biểu hiện. Kế đến, người bệnh lại quay lại lần 2 sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bên cạnh đó, lịch hẹn còn có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Nếu đã được hẹn lịch, bạn nên tuân thủ tái khám để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh rủi ro ngoài ý muốn.
Tuy là một phương pháp an toàn nhưng một vài trường hợp vẫn xuất hiện biến chứng sau áp lạnh cổ tử cung nếu chị em không chăm sóc “vùng kín” đúng cách. Hiểu rõ về biến chứng cũng như giải pháp sẽ giúp bạn tránh được tình huống viêm nhiễm không đáng có, đồng thời bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản.