Bệnh viêm cổ tử cung thực tế không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tác động không nhỏ đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Do đó, vấn đề bị viêm cổ tử cung có thai được không luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em khi bước vào giai đoạn sinh nở.
Mục lục
Thế nào là viêm cổ tử cung?
Tử cung (hay dạ con) là bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục của phụ nữ. Bộ phận này có hình quả lê úp ngược, nằm giữa trực tràng và bàng quang. Phần to ở trên của tử cung gọi là đáy tử cung, phần dưới nhỏ hơn gọi là cổ tử cung. Cổ tử cung có vai trò quan trọng vì đây là nơi hình thành bào thai, giúp nuôi dưỡng bé phát triển an toàn, ổn định trong hơn 9 tháng mang bầu của người mẹ.
Viêm cổ tử cung là tình trạng bộ phận này bị viêm nhiễm, mưng mủ, sưng tấy dưới sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, virus, nấm,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ thói quen vệ sinh vùng kín sai cách, nạo phá thai, quan hệ tình dục không lành mạnh,…
Bệnh có 2 mức độ: Thể nhẹ và thể nặng (mãn tính, dễ tái phát bệnh). Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu như đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo không trong kỳ kinh nguyệt, ra nhiều khí hư có mùi hôi,… chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh. Việc điều trị ở giai đoạn đầu luôn mang lại kết quả cao hơn và tiết kiệm hơn so với khi viêm cổ tử cung đã ở mức độ nặng.
Tác động của viêm cổ tử cung đến khả năng mang thai
Cổ tử cung là bộ phận nối giữa buồng tử cung và âm đạo, có chức năng quan trọng tác động đến khả năng thụ thai của chị em. Khi bị viêm, cổ tử cung tiết ra nhiều dịch khiến quá trình di chuyển của tinh trùng vào ống dẫn trứng bị cản trở. Việc thụ thai vì thế cũng khó khăn hơn với chị em phụ nữ.
Ngoài lý do kể trên, viêm cổ tử cung còn khiến vùng kín viêm nhiễm và đau, dẫn đến cảm giác khó khăn trong quan hệ tình dục. Đó cũng chính là yếu tố khiến bạn giảm ham muốn, cảm thấy e ngại trong đời sống vợ chồng, từ đó tước đi cơ hội mang thai, sinh con.
Trong trường hợp cổ tử cung viêm nhiễm lâu ngày tiến triển thành viêm buồng tử cung, buồng trứng và vòi trứng, việc thụ thai của bạn lại càng trở nên khó khăn. Kết hợp thêm sự tồn tại của vi khuẩn và nấm tại vị trí này khiến tinh trùng bị tác động ít nhiều, không còn “sung sức” như ban đầu.
Đến khi viêm cổ tử cung đã ở mức độ nặng, hệ trục buồng trứng và tuyến yên vì thế cũng gặp nhiều vấn đề. Tổng hợp các yếu tố này lại có thể khiến người phụ nữ bị vô sinh hoàn toàn.
Bị viêm cổ tử cung có thai được không?
Phần lớn chị em phụ nữ bị viêm cổ tử cung đều đang trong độ tuổi sinh nở. Vì vậy, nhiều người thường băn khoăn nếu chẳng may mắc bệnh liệu có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay không. Câu trả lời có hoặc không tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ bệnh, thể trạng, cách điều trị, khả năng tái phát,…
Trong trường hợp đầu tiên, nếu đang bị viêm cổ tử cung và mong muốn có thai, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân cùng thai nhi trước khi mang bầu. Sau khi tuân thủ quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần kiên nhẫn đợi đến khi “vùng kín” phục hồi hoàn toàn mới nên quan hệ tình dục để tránh các tổn thương mới phát sinh.
Trường hợp trước đó bạn đã điều trị viêm cổ tử cung và khỏi hoàn toàn, sau một thời gian muốn có thai thì vẫn nên khám lại để chắc chắn rằng việc mang thai sẽ diễn ra thuận lợi, không chịu ảnh hưởng xấu từ di chứng bệnh trước đó để lại.
Phụ nữ viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Mẹ bầu bị viêm cổ tử cung không đặc biệt đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có thể gây nên nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ.
Ảnh hưởng đến người mẹ
- Viêm cổ tử cung khiến khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, “vùng kín” cũng trở nên sưng, đau, ngứa ngáy khiến chị em có tâm lý bực bội trong lúc mang thai.
- Cổ tử cung bị viêm nhiễm dẫn đến kém đàn hồi, phụ nữ mang thai gặp khó khăn trong việc chuyển dạ sinh thường. Trong trường hợp được chỉ định sinh mổ, cơ thể lại càng khó phục hồi chức năng sinh sản.
- Dễ sinh non, lưu thai ở 3 tháng đầu, thai ngược trong 3 tháng cuối nếu mẹ bầu không có được sự hỗ trợ, hướng dẫn chăm sóc, điều trị từ bác sĩ chuyên môn.
- Nguy hiểm nhất chính là tăng khả năng sảy thai, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cũng như tâm lý người mẹ.
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Vi khuẩn, virus và nấm gây viêm cổ tử cung có thể xâm nhập đến màng ối gây nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ nhỏ.
- Sự thay đổi của môi trường âm đạo dưới tác động của viêm cổ tử cung gây ảnh hưởng đến nước ối cùng sự phát triển sau này của thai nhi.
- Sức khoẻ người mẹ trong quá trình mắc bệnh thường không ở trạng thái tốt nhất nên có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Cụ thể, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, bệnh về mắt, chậm phát triển, suy dinh dưỡng,… khi chào đời.
Cách phòng ngừa viêm cổ tử cung
Để phòng bệnh viêm cổ tử cung, chị em phụ nữ nên thường xuyên chú ý đến sức khoẻ “vùng kín” của mình thông qua các triệu chứng hằng ngày và thực hiện theo một số lời khuyên sau.
- Giữ hệ miễn dịch vững mạnh: Một hệ miễn dịch khoẻ mạnh có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại một cách tự nhiên. Do đó bạn cần chú ý ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc hoá chất độc hại,… để đề kháng luôn được củng cố.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung axit folic có thể giúp cơ thể người phụ nữ giảm nguy cơ viêm cổ tử cung và ung thư cổ tử cung. Các thực phẩm chứa axit folic có thể kể đến như: Rau xanh, măng tây, các loại đậu, chanh, chuối, dưa vàng, gan bò,…
- Không hút thuốc lá: Khói thuốc thường gây nên những thay đổi bất thường trong sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, dù ở hình thức chủ động hay thụ động thì bạn cũng nên tránh xa chúng.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn: Điều này không những bảo vệ “vùng kín” khỏi các tổn thương, viêm nhiễm mà còn giúp bạn tránh khỏi tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
- Thăm khám, sàng lọc bệnh phụ khoa thường xuyên: Đây là thói quen cần được duy trì để sức khoẻ vùng kín luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất. Việc phát hiện các yếu tố gây hại ở giai đoạn sớm còn giúp bạn tăng tỉ lệ điều trị thành công và không ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai sau này.
- Vệ sinh âm đạo sạch sẽ: Vệ sinh 2 lần mỗi ngày bằng nước sạch, chú ý không dùng tay thụt rửa sâu khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Ngoài ra để làm sạch hơn nữa “vùng kín”, bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng có thành phần lành tính an toàn cho vùng nhạy cảm.
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh: Các vi khuẩn có lợi cho vùng âm đạo sẽ bị thuốc kháng sinh tiêu diệt cùng với hại khuẩn. Điều này vô tình gây mất cân bằng vi sinh vật dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Các nhà khoa học cho rằng việc cơ thể phản ứng lại với các sự việc gây căng thẳng có liên quan mật thiết với tình trạng viêm nhiễm “vùng kín”. Do đó giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan cũng là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh phụ khoa.
Như vậy, chị em phụ nữ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bị viêm cổ tử cung có thai được không?”. Cũng như bất kỳ bệnh lý nào khác, việc phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh ở giai đoạn sớm luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng phục hồi của bạn cũng như khả năng mang thai, sinh nở sau này. Do đó, trong đời sống hằng ngày, chị em nên duy trì thói quen khám sức khoẻ cũng như có lối sống lành mạnh để không mắc phải viêm cổ tử cung.