Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng khá phổ biến. Nhiều bà bầu thường gặp phải tình trạng này nhưng lại không biết cách xử lý như thế nào cho đúng.
Mục lục
Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu dấu hiệu như thế nào?
Nấm là một hiện tượng phổ biến, xảy ra khi phụ nữ đang ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối trong thai kỳ. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các mẹ bầu cần nắm được dấu hiệu điển hình dưới đây để kịp thời khám chữa:
- Ngứa ngáy vùng kín, đi kèm với các hiện tượng như tấy đỏ, nóng rát. Cơn đau nhói xuất hiện ngắt quãng trong ngày.
- Khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Màu sắc thường trắng đục như bã đậu
- Xuất hiện tình trạng đi tiểu rắt, tuổi buốt hoặc tiểu són.
Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện trên đây rất có thể bạn đã bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu. Cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Nguyên nhân gây tình trạng nấm khi mang thai 3 tháng đầu
Nguyên nhân gây nên tình trạng nấm vùng kín khi mang thai là do tác nhân nấm men Candida Albicans.Loại vi khuẩn này có dạng đơn bào khi xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm. Khi cơ thể mang bầu hay đang sử dụng thuốc kháng sinh, Candida Albicans sinh sôi và phát triển mạnh gây ngứa, tấy đỏ.
Nấm men có thể phát triển do các yếu tố nguy cơ sau đây:
- Do độ pH suy giảm: Nồng độ pH trong cơ thể phụ nữ mang thai chứa nhiều kiềm, axit giảm, tạo điều kiện thuận lợi để nấm men sinh sôi, lợi khuẩn bị tiêu diệt. Nhất là đối với những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Vi khuẩn phát triển từ từ rồi bùng phát gây nên viêm nhiễm.
- Do dịch tiết âm đạo: Quá trình mang thai, lượng dịch tiết âm đạo trong cơ thể người phụ nữ tăng nhanh. Âm đạo luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
- Do thay đổi nội tiết tố: Khi nội tiết tố thay đổi, Estrogen tăng cao góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của các loại nấm.
- Do suy yếu hệ miễn dịch: Nếu bà bầu có hệ miễn dịch yếu, phải sử dụng thuốc trong thai kỳ thì đây cũng là điều kiện để nấm men phát triển trong âm đạo.
>>> Xem thêm: Bầu 8 tháng bị ngứa vùng kín| Nguyên nhân và cách khắc phục
Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm hay không?
Nhiều người thường hoài nghi về mức độ nguy hiểm của căn bệnh nấm âm đạo. Bệnh tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời rất dễ đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cụ thể:
- Đối với thai nhi: Khi mẹ bầu bị nhiễm nấm, các bé có nguy cơ mắc bệnh về da liễu, bệnh hô hấp hay bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nấm dính vào niêm mạc tác động đến quá trình phát triển của bé sau này. Một số trường hợp gây sinh non khi nấm âm đạo phát triển quá nhanh. Màng ối bị viêm hoặc vỡ khiến các mẹ bầu mất sức, cơ thể yếu ớt.
- Đối với thai phụ: Không chỉ khiến phụ nữ thay đổi tính nết, bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu còn khiến các chị em cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm tử cung, viêm vùng chậu, viêm âm đạo…
Điều trị nấm âm đạo khi mang thai
Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu các triệu chứng có thể không rõ ràng ở một số người. Chính vì thế, nhiều bà bầu chủ quan và không cho rằng đó là các dấu hiệu của bệnh. Để có kết quả chính xác, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tư vấn và đưa ra giải pháp thích hợp nhất. Thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc bôi hoặc viên đặt phụ khoa. Thuốc imidazol có tác dụng nhanh chóng, thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Bên cạnh đó, có 2 loại thuốc cũng sẽ được dùng đó là Miconazol và Clotrimazol. Đặc tính như sau:
- Miconazol: Thuốc dạng viên, được đặt vào âm đạo, không gây hại cho cơ thể của thai phụ. Thai nhi cũng sẽ không bị ảnh hưởng khi đặt thuốc. Ngoài ra, loại thuốc này còn có dạng kem bôi tương ứng với thời gian điều trị 7 ngày. Khi hết thuốc mà bệnh chưa dứt điểm nên đi khám lại để kiểm tra.
- Clotrimazole: Thuốc này cũng có dạng viên đặt trong âm đạo hoặc thuốc bôi. Thời gian sử dụng là 7 ngày đến 14 ngày.
Lưu ý, bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định. Tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Phát hiện những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Lưu ý quan trọng khi bị nấm âm đạo
Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu cần phải chăm sóc cơ thể thật cẩn thận. Các dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu sẽ mau chóng qua đi nếu như điều trị đúng cách, kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau đây là những lưu ý bạn cần nắm được.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, sạch sẽ. Vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau và sử dụng khăn mềm để lau sạch. Không dùng khăn quá thô cứng sẽ khiến các vết viêm loét càng to hơn. Chọn lựa dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với sinh lý vùng kín.
- Trước hay sau khi vệ sinh vùng kín đều cần phải vệ sinh tay thật sạch sẽ. Không để tay chạm vào hóa chất tẩy rửa trước và trong khi vệ sinh.
- Khi dùng giấy vệ sinh cần lưu ý chọn loại có chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da. Lau nhẹ nhàng vùng âm đạo bằng giấy, tuyệt đối không chà xát quá mạnh.
- Nhiều phụ nữ khi mang bầu sẽ gặp phải hiện tưởng tiểu buốt, tiểu rắt. Lúc này, không cần quá lo lắng chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm vệ sinh vùng kín là được. Nước nóng có tác dụng trung hòa axit có trong nước tiểu, dùng lâu dài giảm bớt cơn buốt và điều trị dứt điểm chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nên tắm bằng nước ấm khi bị nấm âm đạo. Đồng thời không nên tắm quá nhiều lần trong một ngày vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, lại vừa dễ gây cảm cúm.
- Phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước. Đây là cách để làm giảm cảm giác đi tiểu rát, làm loãng nước tiểu nhanh nhất.
Phòng ngừa nấm âm đạo hiệu quả
Thể trạng bà bầu rất nhạy cảm. Đôi khi chỉ cần chịu một tác động nhỏ từ môi trường nên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng viêm nhiễm nấm ngứa là điều không thể tránh khỏi. Nấm tuy không nguy hiểm nhưng cần điều trị nhanh chóng. Nó không chỉ xuất hiện tại âm đạo mà còn ở các vùng da trên cơ thể. Để phòng ngừa bệnh nấm âm đạo, các chị em phụ nữ cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây:
- Đồ lót nên mắc các loại rộng rãi, thoáng mát làm từ vải cotton. Không nên mặc đồ lót bằng polyester, vải thun hay sợi nylon sẽ gây bí bách vùng kín.
- Khi giặt đồ lót cần phải sử dụng nước nóng sau đó xả lại thật kỹ. Đồ lót sau khi giặt đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không nên sử dụng máy sấy.
- Không nên mặc những trang phục bó sát vào cơ thể, bó sát vùng kín. Hãy giữ cho cơ thể luôn thông thoáng, dễ chịu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm. Vùng kín cần phải giữ luôn khô thoáng sạch sẽ cho đến khi các loại nấm được loại bỏ hoàn toàn.
- Các thực phẩm như bánh mì sẽ chứa nhiều men, tạo môi trường lý tưởng để nấm và các vi khuẩn phát triển. Cần hạn chế dung nạp các loại này vào cơ thể.
- Không ăn đồ chiên xào, cay nóng, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường.
- Thuốc kháng sinh có thể sẽ được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng với liều lượng bác sĩ đề nghị, không dùng quá nhiều hoặc tự ý thay đổi.
- Nên tắm rửa và thay đồ lót mỗi ngày 2 lần là phù hợp nhất.
- Có thể sử dụng sữa tắm nhưng cần cân nhắc về thành phần. Nên sử dụng các loại có nguồn gốc từ tự nhiên, tránh gây tổn thương âm đạo. Không nên dùng sữa tắm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để bôi lên vùng kín gây kích ứng, khó chịu.
- Khi đang bị nấm không nên quan hệ tình dục. Tuy quan hệ không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng chồng của bạn cũng có thể sẽ nhiễm nấm sau giao hợp.
Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu, cách điều trị bệnh như thế nào và cần lưu ý những vấn đề gì? Những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có được câu trả lời. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị tận gốc dễ dẫn đến nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Không nên chủ quan nhất là khi bạn đang mang thai.