Đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt đôi khi gây khó chịu khủng khiếp, cơn đau có thể lan ra sau lưng, xuống dưới đùi khiến bạn không thiết tha làm bất cứ việc gì. Trong những thời khắc như thế này, nhiều người chỉ trông chờ vào biện pháp cứu cánh duy nhất đó là uống thuốc giảm đau. Nhưng liệu việc uống thuốc có nên không? Chị em có cần lưu ý gì khi uống thuốc giảm đau trong những ngày “đèn đỏ”? Mời các bạn đọc chi tiết bài viết dưới đây để tìm giải đáp nhé!
Mục lục
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?
Thuốc giảm đau có thể cải thiện nhanh chóng cơn đau hành kinh. Nó thực sự hữu hiệu khi những cơn đau nghiêm trọng, quá mức chịu đựng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc.
Nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn mà bạn sử dụng cho chứng đau đầu cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh, bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen (Aleve) và acetaminophen (Tylenol). Bạn nên bắt đầu dùng thuốc giảm đau khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng đau bụng kinh và tiếp tục dùng thuốc trong hai hoặc ba ngày, hoặc cho đến khi hết các triệu chứng. Đối với những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị kê đơn thuốc chống viêm (NSAID).
Trong điều kiện chức năng thận bình thường, việc uống thuốc giảm đau 2 – 3 ngày / tháng là hoàn toàn vô hại. Chỉ cần không có tiền sử bệnh thận, viêm loét dạ dày thì việc dùng thuốc khi có dấu hiệu đau khi đến kỳ kinh là an toàn và hiệu quả. Việc không uống thuốc không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn dễ sinh ra những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng xấu hơn đến thể chất và tinh thần.
Uống thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ thông thường như nhức đầu, khô miệng, táo bón, chán ăn, buồn ngủ, chậm kinh…nhưng ở mức này, chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc giảm đau. Vì sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày như viêm loét dạ dày, độc gan, suy thận. Nhiều hiệu thuốc bán những loại thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh. Những loại thuốc tránh thai này nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm mỏng nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp hãn hữu, khi có công việc cần phải hoạt động thể chất và tinh thần.
Phụ thuộc vào thuốc giảm đau có gây nghiện không?
Bên cạnh đó, có một mối lo khác mà nhiều chị em e ngại khi sử dụng thuốc giảm đau đó là nguy cơ phụ thuộc vào thuốc (nghiện). Trước hết, trước hết chúng ta phải làm rõ rằng tránh đau là nhu cầu sinh tồn cơ bản của con người, giảm đau bằng thuốc là để thỏa mãn nhu cầu đó. Còn nghiện có nghĩa là khi cơn đau biến mất, nhưng chúng ta vẫn muốn sử dụng, nếu không dùng sẽ cảm thấy bồn chồn, ngáp, lo lắng.
Trên thực tế, cơ chế dược lý của mỗi loại thuốc giảm đau là khác nhau. Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là Pranacin (acetaminophen) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), không gây nghiện. Các loại thuốc giảm đau gây nghiện thông thường chủ yếu là các chế phẩm dẫn xuất của morphin, các loại thuốc này chủ yếu nhắm vào bệnh nhân phẫu thuật cấp tính, bệnh nhân ung thư và đau mãn tính. Vì vậy, thuốc giảm đau thông thường hoàn toàn không gây nghiện.
Ngoài thuốc giảm đau, bạn cũng có thể thực hiện cách này để giảm đau bụng kinh
Tất nhiên, ngoài thuốc, vẫn có nhiều cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày giúp giảm đau bụng kinh. Cũng giống như việc bạn sử dụng một chai nước nóng để làm nóng vùng bụng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt để thúc đẩy quá trình lưu thông máu,. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B, vitamin E, canxi và magiê có thể giúp giảm đau. Do đó, trong mọi trường hợp, chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau thực sự có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau bụng kinh.
Đối với điều mà hầu hết mọi người đều nói, tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện tuần hoàn máu và tăng lưu lượng máu giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Không phải vì đau bụng kinh mà bạn nằm dài trên giường cả ngày, điều đó càng khiến máu kinh bị dồn ứ, khó đào thải ra ngoài. Bạn nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc thực hiện một vài động tác yoga cơ bản. Endorphin được tạo ra trong khi tập thể dục hoặc quan hệ tình dục có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng miếng dán giảm đau bụng kinh để chườm nóng vùng bụng dưới hoặc uống một ít nước gừng pha đường nâu để giảm cơn đau bụng kinh. Luôn giữ ấm, không bị nhiễm lạnh, ăn ít thức ăn cay nóng.
Đọc thêm: 12 cách chữa đau bụng kinh đơn giản tại nhà có thể bạn chưa biết
Bị đau bụng kinh, khi nào bạn nên đi khám?
Đau bụng kinh có chút khác nhau ở mỗi phụ nữ. Họ có thể cảm thấy như đau âm ỉ liên tục hoặc thỉnh thoảng mới đau. Thông thường, các chị em sẽ thấy cơn đau xuất hiện chủ yếu ở vùng bụng dưới, nhưng ở một số người cơn đau cũng có thể ảnh hưởng đến háng, đùi và lưng dưới.
Mỗi phụ nữ trải qua các triệu chứng kinh nguyệt riêng biệt. Nhưng hầu như những triệu chứng ngày thường nghiêm trọng hơn trong những năm đầu của tuổi dậy thì. Khi càng trưởng thành, nội tiết tố ổn định, các vấn đề khó chịu này sẽ giảm hoặc biến mất. Tuy vậy, nếu như bạn vẫn lo lắng về những cơn đau bụng kinh của mình hoặc các triệu chứng khác trong kỳ kinh, bạn không nên trì hoãn việc thăm khám. Để giải tỏa mối nghi ngờ, bạn hãy tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ cho bạn biết rõ nguyên nhân là ở đâu.
Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vùng chậu để đảm bảo mọi thứ đều bình thường. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn các câu hỏi xoay quanh về chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như là:
- Vòng kinh của bạn kéo dài bao nhiêu ngày?
- Thời gian hành kinh là bao lâu?
- Bạn có bị đau bụng kinh nhiều không? Đau theo đợt hay đau liên tục?
- Các triệu chứng khác mà bạn hay gặp phải trong kỳ kinh là gì?
- Lượng máu kinh mỗi đợt ra nhiều hay ít?
- Máu kinh có màu sắc như thế nào, có bất thường gì không?
Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán cận lâm sàng khác như: xét nghiệm máu, nội soi, siêu âm vùng chậu… Các xét nghiệm này sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn để bác sĩ có thể đề xuất các lựa chọn điều trị tốt nhất cho bạn.
Đau bụng kinh được chia thành 2 loại khác nhau là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát
90% đau bụng kinh là đau bụng kinh nguyên phát mà không có bệnh lý hữu cơ ở cơ quan sinh sản, đặc trưng của nó là một từ: đau. Nói chung, đau bụng kinh nguyên phát thông thường có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau. Hiệu quả của các loại thuốc chống viêm không steroid với trường hợp này khá tốt , chẳng hạn như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen có tác dụng giảm đau ở 80% đến 90% bệnh nhân, đồng thời độ an toàn của thuốc cũng rất tốt. Nên là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị đau bụng kinh nguyên phát.
Nhưng nếu, đau bụng kinh là do các bệnh phụ khoa nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang… Sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, do nguyên nhân gây bệnh sâu xa vẫn tồn tại, do đó bạn cần phải điều trị triệt để, nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết cho câu hỏi ” Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau hay không?”. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp chị em an tâm hơn trong việc sử dụng thuốc và tự cải thiện chứng đau bụng kinh tại nhà đúng cách.