Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người mắc bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh giang mai qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Giang mai là bệnh gì?
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn, qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ các tổn thương giang mai.
Theo các chuyên gia, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm xoắn khuẩn, tuy nhiên do cấu tạo bộ phận sinh dục nên tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới, việc lây nhiễm ở nữ giới cũng không có triệu chứng nên người mắc bệnh không hề hay biết rằng mình mắc bệnh.
Bệnh giang mai lây qua đâu?
Xoắn khuẩn giang mai thường xuất hiện ở các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch,…), bệnh rất dễ lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn. Các chuyên gia khẳng định bệnh giang mai có thể lây truyền qua các con đường sau:
- Tình dục: Có tới 95% người mắc bệnh giang mai bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai. Da và niêm mạc ở bộ phận sinh dục của người bệnh thường có nhiều tổn thương, xoắn khuẩn giang mai có trong các vết thương sẽ tiếp xúc với người lành và gây bệnh.
- Lây nhiễm gián tiếp: Tuy hiếm gặp nhưng những trường hợp lây nhiễm gián tiếp giang mai vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân chính là do người lành tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng có chứa xoắn khuẩn giang mai mà người bệnh đã sử dụng như dao cạo râu, khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…
- Qua đường máu: Lây nhiễm qua đường truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm là con đường lây truyền nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Nếu lây nhiễm qua đường máu, người mắc bệnh sẽ không biểu hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu mà sẽ trực tiếp biểu hiện các triệu chứng ở bệnh giang mai giai đoạn 2.
- Lây nhiễm nhau thai: Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai trong 4 tháng đầu của thai kỳ, gây nhiễm trùng cho thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
- Nhiễm trùng đường sinh dục: Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh giang mai từ mẹ qua đường sinh tự nhiên.
Thời gian ủ bệnh bao lâu?
Thời điểm rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nhận biết giai đoạn bệnh không chỉ giúp người bệnh có cơ hội chữa khỏi cao hơn mà còn tránh được nguy cơ lây truyền bệnh cho người thân, bạn tình. Bệnh giang mai nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể tồn tại nhiều năm và hiện được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát)
Đây là bước rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm bệnh giang mai. Ở giai đoạn này, có thể quan sát thấy một hoặc nhiều vết loét. Vì chúng không đau nên vết loét thường không được chú ý, chúng xuất hiện trong 3 đến 6 tuần và tự lành. Ngay cả khi vết loét đã lành, vẫn nên tiếp tục điều trị để ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn thứ phát.
Giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát)
Ở giai đoạn thứ phát, bệnh nhân có thể nổi mẩn đỏ trên da, có thể kèm theo các tổn thương niêm mạc như lở miệng, âm đạo, hậu môn. Giai đoạn thứ phát thường bắt đầu bằng phát ban ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Hồng ban đối, khi ấn vào thì biến mất, không nổi lên trên da, không đóng vảy, không hết tự mất đi.
Các triệu chứng khác trong giai đoạn này có thể bao gồm sốt, sưng hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau nhức cơ và mệt mỏi (cảm giác mệt mỏi toàn thân). Các triệu chứng này sẽ biến mất khi có hoặc không cần điều trị. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh sẽ tiến triển thành giang mai tiềm ẩn và cuối cùng là tam chứng.
Giai đoạn 3 (giai đoạn âm ỉ)
Ở giai đoạn nguyên phát và thứ phát, các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn khiến người bệnh tin rằng mình đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai vẫn âm ỉ bên trong cơ thể và kéo dài nhiều năm, trước khi bước sang giai đoạn cấp tam phát.
Giai đoạn 4 (giai đoạn tam phát)
Tam phát là giai đoạn sau của bệnh giang mai, xuất hiện sau giai đoạn nguyên phát từ 3 đến 15 năm. Giai đoạn này được chia thành 3 dạng khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%), củ giang mai (15%). Đặc biệt, giang mai thần kinh gây viêm màng não, thoái hóa não dẫn đến co giật, đột quỵ, ảo giác; giang mai tim mạch gây phình động mạch chủ; và các nốt lao giang mai có khả năng làm biến dạng khuôn mặt của người bệnh.
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai
Nhũng ai có quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, bệnh dễ xuất hiện ở nhóm nguy cơ cao như:
- Quan hệ tình dục không dùng các biện pháp bảo vệ an toàn.
- Quan hệ tình dục với nhiều ‘’bạn tình’’.
- Quan hệ tình dục đồng tính.
- Nhiễm HIV và virus gây bệnh AIDS
Biến chứng của bệnh giang mai
Giang mai có khả năng tàn phá toàn bộ cơ thể, phá hủy các cơ quan nội tạng, gây nhiễm trùng máu, suy tim, bại não, vô sinh… Đối với phụ nữ, giang mai làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi mang thai. Bệnh nhân mắc bệnh giang mai không chỉ gây hại cho bản thân mà còn dễ dàng lây truyền cho ‘’ bạn tình’’. Bệnh giang mai ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.
Các biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh giang mai ảnh hưởng đến niêm mạc, mắt, da, và các cơ quan nội tạng như gan, tim, thần kinh.
- Xoắn khuẩn giang mai có thể gây hại cho tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
- Bệnh giang mai bẩm sinh có thể dẫn đến tử vong cho thai nhi hoặc dị tật bẩm sinh.
- Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.
Cách điều trị bệnh giang mai
Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai có thể dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc. Vì vậy, một trong những lựa chọn tốt nhất của các bác sĩ là cho bệnh nhân dùng penicillin, một loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai và nói chung là có hiệu quả đối với hầu hết các giai đoạn. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin, có thể bạn phải dùng một loại kháng sinh khác hoặc giải mẫn cảm cho bạn với penicillin.
Nếu bệnh giang mai sơ cấp, thứ phát hoặc giang mai tiềm ẩn sớm được chẩn đoán (dưới một năm), điều trị được khuyến nghị là tiêm một lần penicillin. Đối với một người đã mắc bệnh giang mai hơn một năm, bác sĩ có thể cho một liều bổ sung. Penicillin là phương pháp điều trị được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai không may mắc bệnh giang mai.
Vào ngày đầu tiên điều trị, bệnh nhân có thể gặp phản ứng Jarisch-Herxheimer, với các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức cơ thể và đau đầu. Phản ứng thường không kéo dài hơn một ngày.
Điều trị theo dõi
Sau khi điều trị bệnh bằng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:
Kiểm tra định kỳ và xét nghiệm máu để đảm bảo rằng người đó đáp ứng với liều penicillin thông thường. Việc theo dõi cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn mà bệnh được chẩn đoán. Tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho đến khi điều trị xong và xét nghiệm máu cho thấy đã hết nhiễm trùng. Thông báo cho các đối tác tình dục để họ có thể được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết. Xét nghiệm nhiễm HIV hay không.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng / lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe trong đó có bệnh giang mai.
- Đối với những trường hợp bị giang mai bẩm sinh, mẹ nên đi khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai, nếu phát hiện bị giang mai thì không nên có ý định mang thai. Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, trường hợp này mẹ nên sinh mổ để tránh lây nhiễm cho con.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Đồng thời thực hành tình dục an toàn hơn, quan hệ tình dục sử dụng bao cao su.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng…Tránh trường hợp dịch nhầy, máu hoặc mủ có chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh có thể lây sang.
Bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về bệnh giang mai, cũng như cách phòng ngừa bệnh. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và theo dõi chuyengiaphukhoa.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.