Trải qua giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh luôn là niềm mong ước của các chị em. Tuy nhiên, một số mẹ bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị bệnh phụ khoa này như thế nào? Theo dõi ngay giải đáp chi tiết dưới đây của chuyên gia nhé!
Mục lục
Nguyên nhân bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín
Ngứa ngáy ở vùng kín những tháng cuối thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu. Để khắc phục triệt để tình trạng này, mẹ cần “truy tìm” chính xác nguyên nhân. Cụ thể như sau:
Sử dụng sản phẩm không phù hợp
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Nhất là đến giai đoạn chuẩn bị đón “thiên thần” chào đời, vùng kín trở nên nhạy cảm hơn. Một số sản phẩm có thể gây kích ứng trong quá trình sử dụng như: Sữa tắm, giấy vệ sinh… Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín.
Đọc thêm: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai?
Mắc bệnh phụ khoa
Sự thay đổi của hormone sinh dục trong thai kỳ khiến mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, dẫn đến bệnh phụ khoa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ hoặc sai cách thì tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như: Vùng kín có mùi lạ, sưng đỏ, rát, dịch âm đạo đổi màu, cảm giác đau rát khi đi tiểu…
Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị ngứa rát vùng kín do bệnh phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đối với trường hợp sinh thường, em bé chui qua đường âm đạo dễ bị tưa miệng hoặc viêm da. Thậm chí, một số thai phụ có khả năng sinh non, em bé suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
Bà bầu bị bệnh trĩ
Ở tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng tăng nhanh, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch ở âm hộ, bị trĩ ở hậu môn. Thêm vào đó, một số mẹ bầu ít vận động trong quá trình mang thai. Đây là một trong những yếu tố tác động dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ.
Biểu hiện ban đầu của trĩ là ngứa ngáy quanh khu vực hậu môn và vùng kín. Đồng thời, mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ diễn biến theo chiều hướng nặng hơn. Cảm giác bỏng rát, cọ xát chảy máu có thể xảy ra.
Ngứa do nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, gây ngứa khu vực môi lớn. Yếu tố chủ yếu do sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn E.coli. Nó không chỉ gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu.
Rạn da, viêm nang lông
Kích thước của thai nhi càng lớn thì sự thay đổi ở cơ thể mẹ bầu càng rõ rệt. Những vết rạn nhỏ bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng, quanh đùi, mu, bẹn, vùng kín vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà các vết rạn da sẽ có biểu hiện khác nhau. Một số mẹ chỉ bị rạn nhẹ với những vết nhỏ màu hồng.
Tuy nhiên, nhiều số bà bầu từng “dở khóc dở cười” khi bị vết rạn màu nâu đậm và nứt ra thành sẹo. Điều đó khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, nhất là môi khi đi vệ sinh. Đặc biệt là vào những ngày nóng bức, mồ hôi ra nhiều, cảm giác ngứa ngáy càng nặng nề hơn.
Bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín ảnh hưởng như thế nào?
Bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín tưởng chừng rất đơn giản nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Cảm giác ngứa ngáy “cô bé” khiến tâm trạng cảm thấy bức bối, khó chịu, hay cáu gắt. Tinh thần giảm sút, khó tập trung vào công việc. Người ấy cũng ngại mỗi khi gần gũi bạn, khiến “lửa yêu” đang cháy ngùn ngụt bỗng nhiên vụt tắt.
Nguy hiểm hơn, khi “cô bé” bị ngứa ngáy, mẹ bầu phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương cơ quan sinh dục, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa gia tăng… Thậm chí, mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ sinh thiếu tháng. Em bé chào đời thường thiếu cân, còi cọc, hệ miễn dịch kém. Từ đó dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, sởi, thủy đậu…
Bật mí cách chữa ngứa vùng kín cho mẹ bầu hiệu quả
Bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín khắc phục như thế nào là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Nếu rơi vào tình trạng này, mẹ không nên chủ quan mà cần tìm ra nguyên nhân. Từ đó áp dụng cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Vệ sinh cơ thể đúng cách
Giải pháp hàng đầu giúp đánh bay tình trạng ngứa vùng kín tháng cuối ở mẹ bầu là vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Mẹ nên rửa “cô bé” hàng ngày bằng loại dung dịch dịu nhẹ, có độ pH nằm trong mức an toàn. Theo tư vấn của các chuyên gia phụ khoa, sản phẩm tẩy rửa hay xà phòng có độ pH cao dễ làm tổn thương “cô bé”.
Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh cơ thể với nước ấm hàng ngày. Nhiệt độ nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến biểu hiện ngứa càng nặng hơn. Khi đó phải tốn kém rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức để chữa trị dứt điểm.
Có thể mẹ quan tâm: 9 cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai chị em nên biết
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Rạn da, khô hạn ở vùng âm đạo khiến mẹ bầu ngứa rát ở tháng cuối thai kỳ. Bởi vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu tự nhiên chính là “cứu tinh” đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Hiện nay trên thị trường đang bày bán rất nhiều sản phẩm dành cho mẹ bầu. Nếu băn khoăn không biết lựa chọn loại nào chất lượng thì mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Những loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tình trạng “cô bé” bị dị ứng được hạn chế ở mức thấp nhất. Mẹ nên chăm chỉ bôi kem dưỡng hàng ngày tại khu vực bị ngứa. Chắc chắn rằng, cảm giác ngứa ngáy sẽ bị “đánh bay” trong thời gian ngắn.
Lựa chọn chất liệu quần áo phù hợp
Trong tháng cuối của quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi nên rất dễ nhạy cảm. Với những chất liệu quần áo khô ráp khiến quá trình thoát mồ hôi diễn ra chậm làm mẹ bầu bị ngứa. Đồng thời, mẹ không nên chọn những trang phục quá chật vì dễ cọ sát vào “cô bé”, dẫn đến tổn thương.
Để bảo vệ bản thân và con yêu luôn khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên ưu tiên chất liệu quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát. Nhờ cơ chế thấm hút mồ hôi tốt, những loại trang phục này sẽ giúp mẹ thoải mái trong suốt ngày hè. Môi trường sống cho mẹ bầu cần đảm bảo trong lành, sạch sẽ. Mẹ nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm hay những nơi ẩm thấp. Điều đó có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe của cả hai mẹ con.
Sống lạc quan, vui vẻ
Tinh thần vui vẻ, tích cực là yếu tố quyết định tới chất lượng thai kỳ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lối sống tích cực của mẹ có liên quan mật thiết đến sức khỏe của trẻ. Em bé sinh ra đạt tiêu chuẩn về cân nặng, hạn chế được tình trạng dị tật thai nhi. Đồng thời, đứa trẻ sẽ linh hoạt, thông minh hơn, phát triển ổn định. Do đó, mẹ bầu nên duy trì tâm trạng ổn định, tránh những suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, tích cực rèn luyện sức khỏe với những bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga… Việc duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Từ đó tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng ngứa cũng như bệnh tật trong giai đoạn thai kỳ.
Đối với những mẹ bầu bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc thì có thể tham khảo các phương pháp dân gian. Chẳng hạn như: Ngâm chân bằng nước muối ấm, trà xanh, lá trầu không… trước khi đi ngủ. Bạn sẽ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn và dễ đi vào giấc ngủ. Nhờ đó tinh thần thoải mái, dễ tập trung vào công việc.
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng giúp nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, thực đơn ăn uống khoa học tốt cho cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ cảm thấy ngứa vùng kín vào tháng cuối thai kỳ thì nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, D. Chẳng hạn như: Cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh, cá hồi, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Ngoài ra, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tránh các loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ như: Xúc xích chiên, khoai tây chiên, gà rán… Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích có hại hay đồ uống chứa cồn như: Rượu, bia, thuốc lá… Thành phần trong các chất này không có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi sắp chào đời.
Qua bài viết trên đây, các chuyên gia đã cung cấp thông tin hữu ích về bầu tháng cuối bị ngứa vùng kín. Hãy tích lũy ngay vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe để bảo vệ bản thân và con yêu nhé! Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để vượt cạn thành công.