Làm mẹ là thiên chức lớn lao và thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên, trong thời gian “bầu bí”, sinh nở chị em phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, ảnh hưởng về sức khoẻ. Trong đó, ngứa và sưng vùng kín khi mang thai là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Vậy bà bầu bị ngứa sưng vùng kín do đâu? Có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Tất cả sẽ được Chuyên Gia Phụ Khoa giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân bà bầu bị ngứa sưng vùng kín
Trong thời gian mang bầu, chị em có thể bị ngứa và sưng tấy vùng kín. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
Tăng lưu lượng máu đến âm hộ
Trong thời gian mang thai, lượng máu cũng như chất lỏng cần tuần hoàn và vận chuyển khắp cơ thể. Riêng lưu lượng tới tử cung sẽ tăng 50%. Sự gia tăng lưu lượng máu chính là nguyên nhân khiến cho vùng âm hộ của chị em sưng hơn bình thường.
Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách
Vệ sinh cá nhân là việc thường xuyên và đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được một cách đúng đắn. Vệ sinh kém sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Từ đó khiến cho âm đạo bị viêm nhiễm, dẫn tới tình trạng ngứa, sưng.
Nội tiết tố thay đổi
Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là nội tiết tố. Sự thay đổi này cũng là nguyên nhân khiến vùng kín bị sưng. Lý do là hệ vi sinh vật của vùng “tư mật” bị mất cân bằng. Điều này tạo cơ hội cho virus, nấm phát triển, gây ra tình trạng sưng, ngứa âm đạo khi mang bầu.
Mặc bệnh phụ khoa
Khi bị ngứa, sưng vùng kín, phần lớn chị em phụ nữ sẽ nghĩ ngay tới nguyên nhân này. Các bệnh phụ khoa có thể khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy, mu sưng thậm chí là có mùi hôi khó chịu.
- Viêm âm đạo: Triệu chứng của bệnh phụ khoa này là ngứa kéo dài kèm theo sưng âm hộ, đau rát, khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Do vi khuẩn E.Coli, triệu chứng là đau rát, ngứa âm đạo.
Mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Dấu hiệu nhận biết là vùng kín đau rát, sưng đỏ, ngứa, khí hư trắng đục, mùi hôi, tiểu đau rát.
Quan hệ tình dục
Trong quá trình mang bầu, chuyện chăn gối kiêng được thì tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu muốn thì chị em vẫn có thể “bồi dưỡng tình cảm” với chồng. Mặc dù vậy, không ít chị em quan hệ không đúng cách. Điển hình như quan hệ thô bạo, không đảm bảo vệ sinh. Điều này sẽ khiến âm đạo khô rát, bị viêm nhiễm dẫn tới sưng, ngứa.
Một số nguyên nhân khác
- Rận mu: Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa và sưng vùng kín. Rận mu khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy, thậm chí nếu quan sát kỹ sẽ thấy mép âm đạo sưng tấy, có mẩn đỏ.
- Dùng dung dịch vệ sinh không phù hợp: Gây kích ứng, khiến âm hộ viêm, ngứa và sưng tấy.
- Chế độ ăn không lành mạnh: Nguyên nhân này ít chị em nghĩ tới nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ của “cô bé”.
Sưng ngứa vùng kín ở bà bầu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị ngứa sưng vùng kín có nguy hiểm không? Ảnh hưởng thế nào đến thai nhi trong bụng? Chắc chắn đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng vùng kín bị sưng, ngứa khi mang bầu không gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu bị sưng vùng kín do nguyên nhân nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Trường hợp vùng kín ngứa sưng do loại vi khuẩn này gây ra thì phương pháp điều trị tốt nhất là sử dụng kháng sinh. Trong khi đó, dùng kháng sinh khi mang bầu thì thai nhi ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì cả mẹ và thai nhi rất có thể gặp một số biến chứng sau:
- Ảnh hưởng tới chuyện chăn gối
- Thai nhi có thể bị nhẹ cân, chết lưu hoặc tăng nguy cơ sinh non
- Khi sinh con tự nhiên, trẻ chào đời đi qua tử cung và âm đạo của mẹ dễ mắc các bệnh như viêm da, viêm giác mạc,…
Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả
Khi bị ngứa sưng vùng kín, bà bầu cần tìm phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả để tránh tình trạng diễn biến nặng thêm. Dưới đây là một số cách hiệu quả, an toàn mẹ bầu nên áp dụng:
Không nên gãi nhiều khi vùng kín sưng ngứa
Bà bầu bị sưng và ngứa vùng kín sẽ cảm thấy khó chịu. Gãi có thể giúp mẹ bầu thấy dễ chịu hơn nhưng điều này sẽ khiến vùng kín sưng đỏ, phồng rộp. Chính vì vậy cần hạn chế gãi để tránh gây thương.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh kém dẫn tới nhiều bệnh phụ khoa. Do đó, biện pháp hiệu quả khi bà bầu bị sưng ngứa vùng kín là nên vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Chị em nên vệ sinh thường xuyên kết hợp với nước rửa phụ khoa an toàn, phù hợp để tránh gây thêm ngứa. Lưu ý, không nên rửa quá nhiều vì rất có thể sẽ làm vi khuẩn lan sang khu vực khác.
Dùng thuốc theo đơn
Để đảm bảo an toàn, khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường như sưng, ngứa thì chị em nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán, dựa vào tình trạng thực tế để kê đơn thuốc phù hợp. Khi mang bầu việc dùng thuốc cần hết sức cẩn thận. Vì vậy chị em cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Bà bầu bị ngứa sưng vùng kín nên uống nhiều nước
Khi vùng kín bị sưng ngứa, các mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể thêm nước. Điều này sẽ giúp vùng kín bớt sưng cũng như kiểm soát sự phát triển, ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chườm lạnh để giảm tình trạng sưng và ngứa.
Bổ sung lợi khuẩn
Chị em nên bổ sung các lợi khuẩn vào chế độ ăn hàng ngày để tạo sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và hại. Có rất nhiều thực phẩm lợi khuẩn tốt cho bà bầu như yến mạch, sữa chua. Mẹ có thể lên kế hoạch bổ sung hợp lý để tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Mặc quần lót mềm mại, thoải mái
Mặc quần lót thoải mái, co giãn tốt là điều cần thiết với mẹ bầu. Quần lót chật, vải cứng sẽ gây khó chịu, bí bách cho vùng kín. Thêm vào đó, vùng “tư mật” thường ẩm ướt. Nếu mặc quần không thấm hút mồ hôi, thoáng mát sẽ tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn phát triển. Điều này khiến tình trạng sưng, ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ bầu nên ưu tiên quần lót chất liệu cotton. Sau khi mặc cần giặt sạch với xà phòng phù hợp, phơi nơi có đủ ánh nắng.
Chữa ngứa sưng vùng kín bằng các dược liệu thiên nhiên
Để làm giảm tình trạng ngứa và sưng vùng kín, mẹ bầu có thể sử dụng dược liệu thiên nhiên lành tính như lá chè xanh, trầu không,…. Chi tiết cách làm với từng phương pháp như sau:
- Trị ngứa sưng vùng kín ở bà bầu bằng lá trà xanh
Lấy khoảng 20 lá trà xanh tươi, rửa sạch, vò qua sau đó cho vào nồi đun sôi với nước. Thêm chút muối, đun khoảng 5 phút. Dùng nước lá trà xanh để xông hơi hoặc rửa vùng kín. Nếu chọn cách xông hơi mẹ bầu nên chú ý không để nước quá gần tránh gây bỏng. Nếu dùng rửa vùng kín thì nên pha ấm.
- Dùng lá trầu không
Bà bầu ngứa sưng vùng kín có thể sử dụng nước lá trầu không để điều trị. Là dược liệu chứa các chất có khả năng ức chế sự lây lan, phát triển của nấm, vi khuẩn, lá trầu không sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng sưng và ngứa vùng kín.
Với cách này, mẹ bầu chỉ cần lấy khoảng 10 lá trầu không. Sau đó rửa sạch, đun sôi, xông hơi vùng kín. Hoặc có thể dùng nước lá trầu để lau “cô bé”. Một tuần nên dùng 2 lần để tình trạng được cải thiện.
- Trị sưng ngứa vùng kín bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên được chị em phụ nữ đặc biệt ưa chuộng bởi nó có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp. Bên cạnh việc làm đẹp da, tinh chất nha đam còn có tác dụng giảm ngứa, làm sạch và cải thiện màu sắc vùng kín.
Rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần dùng phần gel trong nha đam, cắt nhỏ ngâm muối trong 15p. Sau đó dùng gel này chà quanh vùng kín trong 5p rồi rửa sạch với nước.
Cách ngăn ngừa tình trạng sưng ngứa vùng kín khi mang thai
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, lau rửa thường xuyên với thao tác nhẹ nhàng
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, có xuất xứ rõ ràng. Không chọn sản phẩm có tính tẩy rửa cao, mùi thơm.
- Mặc quần lót chất liệu thoải mái, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
- Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và lành mạnh.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không ăn đồ ăn nhanh hay uống nước có ga, đồ uống có chất kích thích.Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan tới chủ đề bà bầu bị ngứa sưng vùng kín. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý tới lối sống, cách sinh hoạt của mình. Nếu tình trạng ngứa sưng kéo dài mẹ nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn nhé.